Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 15

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 15: Giun đất

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 15: Giun đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Em hãy đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun.

Trả lời:

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

2

- Giun chuẩn bị bò.

1

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

4

- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

3

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Hãy dựa vào hình 15.5, so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?

Trả lời:

- Hệ tiêu hóa phân hóa gồm nhiều cơ quan: lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột.

- Có hệ tuần hoàn kín, mạch máu chằng chịt.

- Có hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất, hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất:

- Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

- Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì tại sao có màu đỏ?

Trả lời:

- Do giun đất hô hấp qua da và lấy oxi trong đất → trời mưa, nước mưa chiếm hết chỗ của oxi → giun không hô hấp được → chui lên mặt đất để hô hấp.

- Chất lỏng màu đỏ là máu của giun, có màu đỏ do giun có hệ tuần hoàn kín với màu giàu oxi.

Câu 1 trang 55 Sinh học 7: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

Trả lời:

- Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ xung quanh → dễ chui vào trong đất.

- Lỗ sinh dục bên ngoài → dễ giao phối.

- Có thể tiết chất nhày làm mềm những chỗ đất cứng.

Câu 2 trang 55 Sinh học 7: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Trả lời:

Do giun đất có hệ tuần hoàn kín với máu giàu oxi nên máu có màu đỏ, chúng hô hấp qua da nên da rất mỏng và ngay sát bề mặt da là mao mạch → có màu phớt hồng.

Câu 3 trang 55 Sinh học 7: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

Trả lời:

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất làm tơi đất cho oxi dễ dàng hòa vào đất nhiều hơn → cây trồng dễ hô hấp.

- Sản phẩm tiêu hóa của giun làm tăng dinh dưỡng cho đất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 7 ngắn nhất

    Xem thêm