Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là gì?

Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là

  1. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
  2. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
  3. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
  4. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là B. Việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực có ý nghĩa sinh học là giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn vì chúng sinh sản rất nhiều.

Tổng quan Bệnh giun đũa

Nhiễm giun đũa do A. lumbricoides xảy ra trên toàn thế giới. Ước tính rằng hơn một tỷ người bị nhiễm bệnh, phần lớn những người mắc bệnh giun đũa sống ở Châu Á (73%), Châu Phi (12%) và Nam Mỹ (8%), một số quần thể có tỷ lệ nhiễm bệnh cao tới 95% . Bệnh giun đũa phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi, và tỷ lệ nhiễm bệnh giảm dần ở những người > 15 tuổi.

Nhiễm trùng có xu hướng tụ tập trong các gia đình. Tỷ lệ mắc bệnh và khả năng lây nhiễm cao nhất ở các nước nhiệt đới, nơi có khí hậu ấm áp, ẩm ướt thuận lợi cho việc lây truyền bệnh quanh năm. Ở những vùng khô hạn, sự lây truyền chủ yếu xảy ra trong những tháng mùa mưa. Bệnh giun đũa xảy ra phổ biến nhất ở những nơi có các biện pháp vệ sinh chưa tối ưu có liên quan đến việc ô nhiễm phân vào đất, nước và thực phẩm.

Nhiễm giun đũa do A. suum đã được ghi nhận ngày càng nhiều ở những vùng mà con người tiếp xúc với lợn có thể ăn phải trứng giun. Chăn nuôi lợn và sử dụng phân lợn để làm phân bón đã liên quan đến việc lây nhiễm bệnh cho người ngay cả ở các vùng ôn đới của các nước phát triển. Nhiễm A. suum đã được báo cáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Myanmar, Mỹ, châu Âu,…

Hầu hết bệnh nhân nhiễm A. lumbricoides hoặc A. suum không có triệu chứng. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng thường xảy ra nhất trong giai đoạn tại ruột của giun trưởng thành (như các biểu hiện ở ruột, gan mật hoặc tuyến tụy) nhưng cũng có thể xảy ra trong giai đoạn di chuyển của ấu trùng (như các biểu hiện ở phổi).

Tại Việt Nam, bệnh giun đũa xảy ra chỉ do A. lumbricoides, bệnh xảy ra quanh năm, ở khắp cả nước từ Bắc vào Nam, tuy nhiên tập trung tại vùng nông thôn, miền núi, nơi những điều kiện vệ sinh ăn uống còn chưa được đảm bảo.

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa

Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

Triệu chứng bệnh Bệnh giun đũa

Hầu hết bệnh nhân nhiễm A. lumbricoides hoặc A. suum không có triệu chứng. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng xảy ra ở những cá nhân có lượng giun tương đối cao. Khi có các triệu chứng, chúng thường xảy ra nhất ở cuối giai đoạn của giun trưởng thành (như các biểu hiện ở ruột, gan mật hoặc tuyến tụy) nhưng cũng có thể xảy ra trong giai đoạn di cư của ấu trùng ở giai đoạn đầu (như các biểu hiện ở phổi).

Giai đoạn đầu - Biểu hiện ở phổi

Bệnh giun đũa phổi thường xảy ra ở những người không bị nhiễm giun đũa trước đó và ăn phải trứng trong vòng vài tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng. Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng (4 đến 16 ngày sau khi ăn phải trứng), sự di chuyển của ấu trùng giun đũa qua phổi có thể kết hợp với các triệu chứng hô hấp thoáng qua và viêm phổi tăng bạch cầu ái toan. Nhìn chung, các biểu hiện hô hấp xảy ra chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng.

Biểu hiện ở phổi khi nhiễm giun đũa được gọi là hội chứng Loeffler (Loffler syndrome), triệu chứng thể hiện của một tình trạng viêm phổi tăng bạch cầu ái toan như: Sốt, ho khan, khó thở, thở khò khè, và đờm có thể có máu. Nổi mề đay có thể xảy ra trong 5 ngày đầu tiên của bệnh, gan có thể to. Các triệu chứng thường giảm dần trong vòng 5 đến 10 ngày, hội chứng này thường tự giới hạn và rất hiếm khi gây tử vong.

- Các xét nghiệm: Có thể tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi liên quan đến các biểu hiện ở phổi, soi đờm có tinh thể Charcot - Leyden. Xét nghiệm huyết thanh về globulin miễn dịch IgG và tổng IgE thường tăng cao trong giai đoạn đầu nhiễm trùng.

- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang ngực có thể cho thấy thâm nhiễm hình tròn hoặc bầu dục có kích thước từ vài mm đến vài cm ở cả hai trường phổi. Chụp cắt lớp vi tính thường cho thấy nhiều nốt (đường kính thường lên đến 3 cm), cũng có thể nhìn thấy hình ảnh kính mờ.

Cách nào để phòng chống nhiễm giun đũa?

Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

  • Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
  • Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
  • Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.
  • Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
  • Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 8
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm