Nêu quá trình hô hấp bằng mang ở cá
VnDoc xin giới thiệu bài Nêu quá trình hô hấp bằng mang ở cá được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nêu quá trình hô hấp bằng mang ở cá?
Câu hỏi: Nêu quá trình hô hấp bằng mang ở cá?
Trả lời
* Hô hấp bằng mang:
- Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp.
+ Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy một chiều và liên tục từ miệng qua khe mang.
+ Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang.
1. Tìm hiểu chung về loài cá
- Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số có phổi) và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Sự biến nhiệt cho phép thân nhiệt của chúng biến đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, mặc dù một số loài cá lớn có hoạt động bơi lội tích cực như cá mập trắng lớn và cá ngừ có thể duy trì một nhiệt độ cơ thể cao hơn.
- Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác cũng gọi là "cá", chẳng hạn cá mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu... nhưng thực ra, chúng không phải là cá thật sự. Mực thuộc phân lớp Coleoidea, lớp Chân đầu (Cephalopoda) còn các loại cá sau lại là các động vật có vú (Mammalia), riêng cá sấu là một nhóm bò sát.
- Cá có kích thước rất đa dạng, từ loài cá nhám voi dài 16 m (51 ft) tới loài cá nhỏ chỉ dài 7 mm (trên ¼ inch) tại Australia, mà tại đó người ta gọi là stout infantfish (danh pháp khoa học: Schindleria brevipinguis).
- Một số loài cá duy trì các thân nhiệt cao hơn vài độ so với môi trường xung quanh. Tất cả các loài cá thu nhiệt (cá xương) đều thuộc về phân bộ Scombroidei và bao gồm các loại cá săn mồi, cá ngừ và một loài cá thu "nguyên thủy" (Gasterochisma melampus). Tất cả các loài cá mập trong họ Lamnidae – như cá mập mako vây ngắn, cá mập mako vây dài, cá nhám voi – cũng được biết đến như là có khả năng hấp thu nhiệt, và các chứng cứ cho thấy những đặc điểm như vậy cũng tồn tại trong họ Alopiidae (cá nhám đuôi dài). Mức độ thu nhiệt dao động từ các loại cá săn mồi chỉ làm ấm mắt và não, tới cá ngừ vây xanh và cá nhám hồi duy trì thân nhiệt tới 20 °C cao hơn so với môi trường nước xung quanh. Quá trình hấp thu nhiệt, mặc dù về mặt trao đổi chất là tốn kém, nhưng có một số ưu thế như làm tăng lực co bóp của các cơ, tốc độ xử lý cao của hệ thần kinh trung ương và tốc độ tiêu hóa cao.
2. Đặc điểm chung của cá
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
- Di chuyển: Bơi bằng vây
- Hô hấp bằng mang: Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp.
- Cấu tạo mang:
+ Gồm cung mang và các phiến mang.
+ Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc.
- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là:
+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.
+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.
Giải thích
- Bởi vì trên tia mang nhỏ,vách rất mỏng ,vách này có tính bám thấm và rất nhiều vết máu phân bố
- Nên mang cá có màu đỏ tươi khi sống, màu đỏ thẫm khi chết vì mạch máu đã không còn
- Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Sinh sản: Trứng cá được thụ tinh bên trong hoặc bên ngoài, phụ thuộc vào loài.
- Cá đẻ trứng (Oviparous fish): đa số các loài cá đẻ trứng, phôi trong trứng phát triển và nở thành cá con (cá bột) bên ngoài cơ thể cá mẹ. Sự phát triển của cá đẻ trứng con có được là nhờ các chất dinh dưỡng có trong noãn hoàn của trứng. Ví dụ: cá xiêm, cá sặc,...
- Cá đẻ thai trứng (Ovoviviparous fish) sinh sản bằng hình thức noãn thai sinh. Các trứng được chứa bên trong bụng cá mẹ sau khi thụ tinh bên trong. Mỗi một phôi phát triển độc lập bên trong trứng của chính nó. Cá bột đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú, bao gồm: cá bảy màu, cá mún, cá đuôi kiếm,...
- Cá đẻ con (Viviparous fish) cho phép các phôi ở trong bụng mẹ giống như cá đẻ trứng thai. Tuy nhiên, các phôi của cá đẻ con thu được các dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ các chất có trong trứng. Cá non đẻ ra giống như ở động vật có vú. Một số loài cá, như một vài loài cá mập là những loài đẻ con.
- Là động vật biến nhiệt
3. Vai trò của cá
- Là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp.
+ Ví dụ: thịt cá, trứng cá, vây cá nhám, nước nhám …
- Nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh
+ Ví dụ: dầu gan cá thu, cá nhám chứa nhiều vitamin A, D điều trị 1 số bệnh như khô mắt, bệnh còi xương …
+ Chất tiết ra từ buồng trứng và nội quan của cá nóc dùng chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp…
- Cung cấp nguyên liệu dùng trong công nghiệp
+ Ví dụ: da cá nhám dùng để đóng giày, làm bìa, cặp, túi xách …
- Cung cấp nguyên liệu dùng trong công nghiệp
Ví dụ: xương cá, bã mắm dùng làm thức ăn nuôi gia súc, làm phân bón
- Đấu tranh tiêu diệt sâu bọ có hại
Ví dụ: diệt sâu bọ, sâu hại lúa
* Lưu ý: Nội tạng cá nóc rất độc, ăn vào có thể gây chết người.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu quá trình hô hấp bằng mang ở cá. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.