Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lớp thú gồm những bộ nào?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lớp thú gồm những bộ nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Lớp thú gồm những bộ nào

Trả lời

- Lớp thú gồm 9 bộ:

+ Bộ thú Huyệt: Thú mỏ vịt

+ Bộ thú Túi: Kanguru, Koala

+ Bộ Dơi: dơi ăn hoa quả, dơi ăn sâu bọ

+ Bộ cá voi: Cá voi, cá heo

+ Bộ ăn sâu bọ: chuột chù, chuột chũi

+ Bộ gặm nhấm: chuột đồng, sóc, nhím

+ Bộ ăn thịt: Hổ, mèo, sói

+ Các bộ móng guốc ( bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ, bộ voi) : voi, trâu, lợn

+ Bộ Linh trưởng : Khỉ, vượn, tinh tinh

1. Bộ thú huyệt

- Đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn, đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

2. Bộ thú túi

- Đại diện là kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương cao tới 2m, có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng thú mẹ. Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con.

Bảng so sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và kanguru

Loài

Nơi sống

Cấu tạo chi

Sự di chuyển

Sinh sản

Con sơ sinh

Bộ phận tiết sữa

Cách cho con bú

Thú mỏ vịt

Nước ngọt

Chi có màng bơi

Đi trên cạn, bơi trong nước

Đẻ trứng

Bình thường

Chưa có vú, chỉ có tuyến sữa

Liếm sữa bám trên lông mẹ hoặc uống sữa hòa tan trong nước

Kanguru

Đồng cỏ

Chi sau lớn, khỏe

Nhảy

Đẻ con

Rất nhỏ

Có vú

Ngoạm chặt lấy vú, bú thụ động

3. Bộ dơi

- Nơi sống: trong hang động, kẽ đá, trên cây, …

- Đời sống: bay lượn.

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Cơ thể thon nhọn giúp giảm bớt trọng lượng khi bay.

+ Chi trước biến đổi thành cánh da.

+ Cánh da là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi.

+ Cánh bay của dơi có màng cánh rộng, thân ngắn, có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều một cách linh hoạt.

+ Đuôi ngắn.

+ Chân yếu bám chặt vào cành cây. Khi bay chỉ cần rời vật bám, buông mình từ trên cao.

+ Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.

- Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi ăn quả). Ngoài ra, một số loài dơi còn ăn muỗi, hút máu, bắt cá, hút mật hoa giúp cho sự thụ phấn, …

- Dơi kiếm ăn vào ban đêm vì:

+ Mắt dơi kém, thính giác rất tinh có thể nghe được âm thanh với tần số cao.

+ Đồng thời dơi có khả năng phát ra siêu âm va chạm vào chướng ngại vật, con mồi dội lại tai dơi làm cho dơi xác định chính xác vị trí con mồi, thời gian từ dơi bay đến vị trí con mồi chỉ trong 1s.

- Cách bay của dơi không có đường bay rõ rệt.

- Dơi có vai trò tiêu diệt sâu bọ phá hại.

4. Bộ cá voi

- Nơi sống: ở biển.

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Thân hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn.

+ Có lớp mỡ dưới da rất dày.

+ Cổ không phân biệt với thân.

+ Vây đuôi nằm ngang.

+ Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

- Cấu tạo các chi:

+ Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng mái chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở động vật có xương sống khác.

- Cách lấy thức ăn của cá voi:

+ Cá voi không có răng, trên hàm có nhiều tấm sừng rủ xuống như cái sàng lọc nước.

+ Khi cá voi há miệng, nước mang tôm, cá và những động vật nhỏ vào miệng cá voi.

+ Khi cá voi ngậm miệng, thức ăn được giữ trong miệng, còn nước theo khe các tấm sừng ra ngoài.

- Sinh sản: đẻ con, nuôi con bằng sữa.

- Đại diện:

+ Cá voi xanh: dài 33m, nặng 160 tấn, loài động vật lớn nhất trong giới động vật.

+ Cá heo: có răng, cơ thể dài khoảng 1.5m, có mõm kéo dài trông giống cái mỏ. Rất thông minh, thực hiện được những tiết mục xiếc một cách khéo léo.

* So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi.

Tên động vật

Chi trước

Chi sau

Đuôi

Cách di chuyển

Thức ăn

Đặc điểm của răng và cách ăn

Dơi

Cánh da

Nhỏ, yếu

Đuôi ngắn

Bay không có đường bay rõ rệt

Sâu bọ

Răng nhọn, răng phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ

Cá voi

Vây bơi

Tiêu biến

Vây đuôi

Bơi uốn mình theo chiều dọc

Tôm, cá, động vật nhỏ

Không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng

5. Bộ sâu bọ

- Đặc điểm:

+ Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn.

+ Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm: những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn.

+ Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

+ Đời sống: có tập tính đào hang, tìm mồi và sống đơn độc (trừ thời gian sinh sản và nuôi con).

+ Đại diện: chuột chù, chuột chũi

+ Chuột chù: có tập tính đào bới đất, đám lá rụng tìm sâu bọ và giun đất. Có tuyến mồ hôi hai bên sườn.

+ Chuột chũi: có tập tính đào hang trong đất tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất. Có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.

6. Bộ gặm nhấm

- Đặc điểm (hình 50.2A): Bộ thú có số lượng loài lớn nhất, có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím.

7. Bộ ăn thịt

- Đặc điểm:

* Bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

+ Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.

+ Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi.

+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi.

+ Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm.

+ Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất.

+ Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Cách bắt mồi

+ Hổ, báo săn mồi đơn độc bằng cách rình mồi và vồ mồi.

+ Sói săn mồi theo bầy đàn bằng cách đuổi mồi.

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu, …

* Cấu tạo, đời sống và tập tính của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Bộ thú

Loài động vật

Môi trường sống

Đời sống

Cấu tạo răng

Cách bắt mồi

Chế độ ăn

Ăn sâu bọ

Chuột chù

Đào hang trong đất

Đơn độc

Các răng đều nhọn

Tìm mồi

Ăn động vật

Chuột chũi

Đào hang trong đất

Đơn độc

Các răng đều nhọn

Tìm mồi

Ăn động vật

Gặm nhấm

Chuột đồng

Đào hang trong đất

Đàn

Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

Tìm mồi

Ăn tạp

Sóc

Trên cây

Đàn

Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

Tìm mồi

Ăn thực vật

Ăn thịt

Báo

Trên mặt đất và trên cây

Đơn độc

Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc

Rình mồi và vồ mồi

Ăn động vật

Sói

Trên mặt đất

Đàn

Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc

Đuổi mồi, bắt mồi

Ăn động vật

8. Các bộ móng guốc

- Đặc điểm (hình 51.1, 2): Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc. Thú móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

- Thú móng guốc gồm ba bộ:

+ Bộ Guốc chẵn: gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại

Đại diện: Lợn. bò, hươu.

+ Bộ Guốc lẻ: gồm thuộc móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác có 3 ngón).

Đại diện: Tê giác, ngựa.

+ Bộ Voi: Gồm thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ, cỏ vòi, có ngà, da dày, thiếu lông, sống đàn. Ăn thực vật không nhai lại.

(*) Nhai lại: Tập tinh ợ thức ăn đã nhai lên miệng để nhai lại lần thứ hai.

Đại diện: Voi.

9. Bộ linh trưởng

- Gồm những thú đi bằng 2 chân, thích nghi với lối sống ở cây. Tứ chi phát triển thích nghi với việc cầm nắm, leo trèo.

- Bàn tay, bàn chân 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại.

- Tập tính:

+ Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.

+ Sống theo bầy đàn (khỉ) hoặc sống đơn độc (đười ươi).

- Đại diện: Khỉ, vượn, khỉ hình người (đười ươi, tinh tinh, gorila).

- Khỉ, vượn và khỉ hình người có những đặc điểm cấu tạo và đời sống khác nhau

Đại diện

Đặc điểm cấu tạo

Đời sống

Chai mông

Túi má

Đuôi

Khỉ

Có chai mông lớn

Có túi má lớn

Đuôi dài

Sống theo đàn

Vượn

Có chai mông nhỏ

Không có túi má

Không có đuôi

Sống theo đàn

Khỉ hình người

Đười ươi

Không có chai mông

Không có túi má

Không có đuôi

Sống đơn độc

Tinh tinh

Sống theo đàn

Gorila

Sống theo đàn

* Lưu ý:

+ Chai mông là phần da dày lên ở mông khỉ.

+ Túi má là da ở cổ làm thành túi thông với xoang miệng để trữ thức ăn, khi đi kiếm ăn.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lớp thú gồm những bộ nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm