Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thức ăn của trùng sốt rét là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Thức ăn của trùng sốt rét là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thức ăn của trùng sốt rét là gì?

  1. Chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy
  2. Tảo, vi khuẩn
  3. Hồng cầu
  4. Các động vật nguyên sinh

Lời giải:

Đáp án đúng: C. Hồng cầu

Thức ăn của trùng sốt rét là hồng cầu.

1. Tổng quan về ký sinh trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium, với 5 chủng ký sinh bao gồm:

- Plasmodium Falciparum: Đây là loại gây bệnh chủ yếu với khoảng 70 - 80% số ca mắc sốt rét tại Việt Nam. Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium Falciparum hầu như chỉ sinh trưởng tốt tại vùng khí hậu nóng ẩm.

- Plasmodium Vivax: Ít phổ biến hơn, với khoảng 20 - 30% số ca mắc, thường được phát hiện nhiều tại những nơi có khí hậu lạnh.

- Plasmodium Malaria: Hiếm gặp ở Châu Á do đặc tính sinh trưởng kém ở môi trường nóng ẩm.

- Plasmodium Ovale: Loại này chưa được phát hiện tại Việt Nam.

- Plasmodium Knowlesi: Đây là loài mới được phát hiện, là một chủng ký sinh trùng sốt rét ở khỉ có khả năng gây bệnh cho người.

2. Giai đoạn sinh sản vô tính trong người

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người chia làm hai thời kỳ, thời kỳ phát triển trong gan và thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu. Quá trình cụ thể như sau: muỗi Anopheles mang mầm bệnh (thoa trùng) đốt người, thoa trùng từ nước bọt của muỗi truyền vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan, vì tại giai đoạn đó máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển, thời gian chúng ở trong máu chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.

Thoa trùng xâm nhập tế bào gan và bắt đầu phân chia, đến một lượng nhất định làm tế bào gan bị vỡ ra giải phóng những ký sinh trùng thế hệ mới, đây là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng. Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập hồng cầu, chúng sinh sản vô tính tại đây đến mức độ đầy đủ làm vỡ hồng cầu giải phóng ký sinh trùng, đại bộ phận những ký sinh trùng này sẽ lại thâm nhập vào hồng cầu khác để tiếp tục sinh sản vô tính.

Nhưng một số mảnh ký sinh trùng khác trở thành những thể giao bào đực cái, nếu muỗi hút những giao bào này, chúng sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở trong dạ dày của muỗi, nếu không được muỗi hút thì sau một thời gian sẽ bị tiêu hủy. Khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu tùy từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ, do đó trong khoảng thời gian này cơ thể người thường bị sốt rét cách nhật.

Giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành những giao tử đực và cái, qua sinh sản hữu tính sinh ra thoa trùng. Các thoa trùng đến tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi là tiếp tục truyền bệnh cho người khác.

3. Triệu chứng bệnh sốt rét

Thời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt đến khi có các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc loại ký sinh trùng: nhiễm Plasmodium falciparum từ 9 - 14 ngày, trung bình 12 ngày, nhiễm Plasmodium vivax từ 12 - 17 ngày, trung bình 14 ngày, nhiễm Plasmodium malariae từ 20 ngày đến nhiều tháng, nhiễm Plasmodium ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Nhiễm sốt rét do truyền máu thì thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng trong máu truyền vào nhưng nói chung thời gian ủ bệnh ngắn trong khoảng vài ngày.

Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh sốt rét ở Việt Nam được phân chia theo 2 mức độ lâm sàng:

- Sốt rét thông thường hoặc sốt rét chưa có biến chứng

- Sốt rét ác tính hoặc sốt rét có biến chứng

Dấu hiệu bệnh sốt rét khác nhau tùy theo thể lâm sàng

Dấu hiệu sốt rét thông thường:

- Cơn sốt sơ nhiễm: cơn sốt đầu tiên thường không điển hình, sốt cao liên tục trong vài ngày.

- Cơn sốt điển hình: một cơn sốt rét điển hình lần lượt qua 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn rét run: rét run toàn thân, môi tái, nổi da gà. Giai đoạn rét run kéo dài khoảng 30 phút - 2 giờ.

+ Giai đoạn sốt nóng: rét run giảm, bệnh nhân thấy nóng dần, thân nhiệt có thể tới 400C - 410C, mặt đỏ, da khô nóng, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, khát nước, có thể hơi đau tức vùng gan lách. Giai đoạn sốt nóng kéo dài khoảng 1-3 giờ.

+ Giai đoạn vã mồ hôi: thân nhiệt giảm nhanh, vã mồ hôi, khát nước, giảm nhức đầu, mạch bình thường, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.

- Chu kỳ của cơn sốt khác nhau tùy loại ký sinh trùng.

+ Sốt do Plasmodium falciparum: sốt hàng ngày, tính chất cơn sốt nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

+ Sốt do Plasmodium vivax: thường sốt cách nhật (cách 1 ngày sốt 1 cơn).

+ Sốt do Plasmodium malariae và Plasmodium ovale: sốt cách nhật hoặc sốt 3 ngày 1 cơn.

Dấu hiệu sốt rét ác tính:

Thể não (chiếm 80-95% sốt rét ác tính):

- Dấu hiệu tiền ác tính nổi bật là có rối loạn ý thức (li bì hoặc vật vã, mê sảng, nói nhảm), sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều.

- Hội chứng tâm thần: hôn mê đột ngột hoặc từ từ, hôn mê sâu dần. Co giật kiểu động kinh. Rối loạn cơ vòng, đồng tử dãn.

- Các dấu hiệu khác: rối loạn hô hấp hoặc suy hô hấp do phù não. Huyết áp giảm do mất nước, hoặc tăng huyết áp do phù não. Nôn và tiêu chảy.

- Có thể gặp suy thận, tiểu ít hoặc vô niệu, urê huyết cao, tiểu huyết sắc tố do tán huyết ồ ạt.

- Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính thể não từ 20 - 50%.

4. Điều trị sốt rét

Về phương pháp điều trị, bệnh nhân cần nên đi khám ngay sau khi thấy những dấu hiện của bệnh để tránh trường hợp không mong muốn.
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị sớm, đúng là đủ liều để có thể triệt tận gốc các kí sinh trùng gây bệnh

Giảm sốt kết hợp chống lây lan (do nhiễm P.falciparum) và điều trị liệt căn (nhiễm P.vivax, P.ovale). Tuy nhiên, đối với các trường hợp sốt rét do P.falciparum thì sẽ không chỉ dùng một loại thuốc sốt rét đơn thuần, mà phải điều trị phối hợp để hạn chế kháng thuốc và có thể sẽ cần tăng hiệu lực điều trị.

Bệnh nhân có thể được sử dụng các loại thuốc để giảm sốt, diệt ký sinh trùng, tăng sức đề kháng như: Quinine, Chloroquine, Artemisinine

Với các trường hợp ác tính thì cần sẽ chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực đến khi bệnh chuyển biến tốt hơn.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Thức ăn của trùng sốt rét là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm