Nêu một số tập tính ở mực

Nêu một số tập tính ở mực được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu một số tập tính ở mực

Lời giải:

Một số tập tính của mực:

- Săn mồi bằng rình bắt hoặc đuổi bắt.

- Phun chất lỏng màu đen để tự vệ.

- Chăm sóc trứng và bảo vệ con non: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển. Khi con non trưởng thành sẽ rời mẹ để tự kiếm ăn.

1. Đặc điểm cấu tạo:

Đặc điểm cấu tạo gồm: áo, mang, khuy cài áo, tua dài, miệng, tua ngắn, phễu phụt nước, hậu môn, tuyến sinh dục.

Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng.

Đặc tính thích nghi ấn tượng nhất của mực chính là mưu mẹo đánh lừa kẻ thù. Da mực chứa hàng nghìn cơ quan nhỏ gọi là sắc tố bào, chúng chứa sắc tố màu đen, nâu, đỏ, vàng. Sắc tố bào phản chiếu các tế bào bên dưới giúp mực thay đổi màu theo môi trường và ẩn thân. Khi các cơ co lại, màu của tế bào bị phô ra, ngược lại, khi các cơ giãn ra, màu cũng được giấu đi. Mỗi sắc tố bào được điều khiển riêng biệt bởi hệ thần kinh, vậy nên, trong khi vài cái nở ra, số còn lại giữ nguyên hiện trạng. Hiện tượng này được gọi là ngụy trang màu sắc tương phản, khiến thân dưới của mực có màu nhạt hơn thân trên, loại bỏ bóng khiến kẻ thù không thể nhận ra nó từ bên dưới.

2. Sinh sản và phát triển

Các nhà sinh vật học đã nghiên cứu được rằng có đến hai loại mực đực trưởng thành, đó là một loại có kích thước to và một loại kích thước bé. Trong đó, các con cái luôn bị thu hút và chỉ sẵn sàng giao phối với mực to. Những con đực quyến rũ con cái bằng cách phát sáng và thay đổi màu sắc. Sau khi đã tìm được người “bạn đời” cho mình, mực đực dùng một cái tua có chứa túi tinh trùng, được gọi là “cánh tay giao phối” để truyền tinh trùng vào con cái. Sau đó, con cái lưu trữ tinh trùng trong một cái túi và bắn vào trứng trong quá trình sinh sản. Sau khi giao phối, con đực sẽ luôn bên cạnh canh giữ con cái cho đến lúc chúng đẻ trứng để đảm bảo không có một con đực nào khác đến thụ tinh.

Tuy nhiên, ngay khi con cái bắt đầu đẻ trứng, những con đực nhỏ (còn được ví là “mực ăn vụng”) sẽ đến giao phối với con cái theo cách “đầu nối đầu” vì con cái còn có một cơ quan tích trữ tinh trùng riêng biệt, chuyên dùng để giao phối theo hình thức này. Như vậy, có một vài quả trứng sẽ được thụ tinh bằng tinh trùng của mực đực nhỏ.

Tập tính sinh sản của loài mực Mùa sinh sản của mực diễn ra quanh năm và mỗi loài phân bố ở những vùng địa lý khác nhau sẽ có mùa sinh sản tập trung khác nhau. Chúng di chuyển đến vùng nước sâu, đẻ trứng thành từng chùm xuống đáy biển ở những nơi có bùn, cát hay cỏ, rong rêu che phủ. Sau đó, mực ở lại canh giữ và thỉnh thoảng phun nước vào trứng để làm giàu oxy, giúp trứng mau phát triển. Phần lớn mực chỉ sống trong một năm nên chúng sinh sản rất nhanh. Mỗi lần sinh sản, mực cái có thể cho ra đến 50.000 quả trứng. Sau một thời gian, mực con sẽ chui ra từ trứng mà không phải qua giai đoạn ấu trùng như những loài thân mềm khác. Sau khoảng vài chục ngày, chúng tách khỏi bố mẹ và bắt đầu chu trình sinh sản mới.

3. Giá trị dinh dưỡng của mực

- Hỗ trợ hình thành hồng cầu

Những trường hợp bị thiếu hồng cầu thì nên bổ sung thêm mực vào thực đơn của mình. Vì cứ 100 gam mực sẽ cung cấp thêm 90% đồng, chất đồng là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng giúp cơ thể lưu trữ, hấp thụ và trao đổi chất, giúp hình thành nên hồng cầu. Vì vậy những bạn nào thiếu hồng cầu thì đừng quên ăn vài con mực tươi mỗi tuần nhé!

- Ngăn ngừa viêm khớp

Mực cung cấp 63% selenium, bởi vì selenium có tác dụng chống oxy hóa và giúp giảm các triệu chứng đau xương khớp.

Với 10 loại thực phẩm tốt cho khớp gối dưới đây, mùa đông giá rét hay mưa phùn gió bấc, bạn sẽ không còn phải lo lắng đến những cơn đau buốt người của chứng đau khớp gối nữa. Mặc dù những thực phẩm này không phải là thuốc và không…

- Ổn định lượng đường trong máu Trong thành phần của mực có chứa Vitamin B3, chất này có tác dụng ổn định lượng đường trong máu.

- Tốt cho hệ tim mạch

Trong thành phần của mực có chứa Vitamin B12 có tác dụng tích cực cho hệ tim mạch.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Những người có hệ miễn dịch kém thì có thể bổ sung mực vào thực đơn của mình để tăng cường hệ miễn dịch.

Giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp Magie có trong mực là một loại khoáng chất có tác dụng thư giãn dây thần kinh và cơ bắp.

- Cung cấp protein Những ai đang có những rắc rối về da, tóc, móng tay chân… thì có thể bổ sung thêm mực vì trong mực có chứa thành phần protein. Như vậy hàm lượng protein trong mực giúp cho chị em sở hữu một bề ngoài hoàn hảo.

- Cắt cơn đau nửa đầu Nếu như bạn đang khó chịu với con đau nửa đầu thì hãy bổ sung mực, vì mực có chứa hàm lượng Vitamin B2. Theo như điều tra thì loại Vitamin này có tác dụng khống chế cơn đau nửa đầu.

- Răng và xương chắc khỏe

Như ai cũng biết thì trong thành phần dinh dưỡng của mực có chứa Canxi và Photpho cho nên giúp cho hệ xương và răng của chúng ta thêm chắc khỏe, bổ sung đủ chất dinh dưỡng.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu một số tập tính ở mực. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 5
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm