Nội dung của biện pháp canh tác là
Nội dung của biện pháp canh tác là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nội dung của biện pháp canh tác là
Câu hỏi: Nội dung của biện pháp canh tác là
- Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh.
- Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
- Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng.
- Dùng sinh vật để diệt sâu hại.
Trả lời:
Đáp án: C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng.
Nội dung của biện pháp canh tác là: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng.
1. Biện pháp canh tác là gì?
Kỹ thuật canh tác (hay còn gọi là biện pháp canh tác) là một trong những cách thức phòng trừ tổng hợp dịch hại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cây trồng. Biện pháp này là do tác động của con người từ khi gieo mầm đến khi thu hoạch cây trồng.
Biện pháp canh tác bao gồm các hoạt động của con người liên quan đến việc trồng cây nông nghiệp, bắt đầu từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch mùa màng. Tất cả các kỹ thuật canh tác không chỉ tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà còn ngăn ngừa sự ảnh hưởng lây lan của các sinh vật gây bệnh khác.
Các biện pháp canh tác chủ yếu nhằm bảo vệ thực vật được nhằm mục đích tạo ra điều kiện sinh thái thuận lợi giúp cây trồng phát triển tăng trưởng mạnh mẽ, ngăn ngừa sự phát sinh lây lan mầm bệnh của dịch hại.
2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác:
2.1. Luân canh, xen canh cây trồng: Trong khi thực hiện luân canh, thay đổi luân phiên các loại cây trồng trên đồng ruộng sẽ tạo ra khả năng ngăn ngừa được sự tích lũy của sâu bệnh. Đối với những loài sinh vật chỉ chuyên gây hại trên một loài cây (hoặc một số giống cây), khi gặp các loài cây trồng hoặc giống cây trồng khác, chúng không thể phát triển được, cho nên bị chết nhiều.
Chọn cây trồng thích hợp để luân, xen canh có thể loại trừ được các loài sinh vật gây hại chuyên tính hoặc hạn chế tác hại của chúng đến mức thấp nhất. Một số loài cây có khả năng tiết ra các chất kháng sinh vào đất, có thể tiêu diệt một số loài vi sinh vật và tuyến trùng trong đất.
2.2. Cơ cấu cây trồng và bố trí phân bố cây trồng trên đồng ruộng: Khi gặp điều kiện thuận lợi, các loài sinh vật gây hại cho cây phát triển mạnh, chúng sinh sản hàng loạt và tạo thành các trận dịch. Đối với từng loại sinh vật gây hại, không phải loài cây nào cũng dùng làm thức ăn được, mà chúng chỉ có thể dùng những loài cây nhất định làm thức ăn. Vì vậy, khi trên đồng ruộng có nhiều loài cây khác nhau, sự phát triển của loài sâu bệnh gây hại sẽ gặp trở ngại khi chúng gặp loài cây không dùng làm thức ăn được.
Không trồng những loài cây có họ hàng gần nhau có cùng những đặc tính giống nhau, ở sát cạnh nhau, vì như vậy các loài sinh vật gây hại có thể từ loài cây này lan sang loài cây kia để gây hại. Ví dụ: Không trồng khoai tây bên cạnh cây cà chua để tránh sự lây lan của bệnh mốc sương, không trồng đỗ tương gần đỗ trắng để tránh lây lan bệnh gỉ sắt …
2.3. Chế độ làm đất: Cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và diệt cỏ dại trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ các loài sinh vật gây hại sống và tồn tại trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt một số loài sinh vật gây hại được đưa từ các lớp đất dưới sâu lên trên mặt đất.
2.4. Thời vụ gieo trồng: Tạo nên sự lệch pha và tình trạng không thật thuận lợi đối với sự phát triển của các loài gây hại; làm giảm mức độ gây ô nhiễm cho môi trường. Bố trí hợp lý thời vụ còn tạo thêm điều kiện để sử dụng tốt tài nguyên khí tượng thủy văn, phân bố lao động đều theo thời gian và khai thác tốt tiềm năng đất đai.
2.5. Phân bón: Để đảm bảo nông nghiệp sạch, cần tăng cường bón phân hữu cơ, kết hợp sử dụng các loại phân vô cơ (hóa học) cân đối, hợp lý để tăng năng suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên không nên bón quá nhiều đạm cho cây trồng, vì đạm thừa làm cho cây chậm thành thục, quả chậm chín; tạo điều kiện cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
2.6. Các biện pháp chăm sóc, vun xới, tỉa cành, bấm ngọn: Những biện pháp này có mục đích chính là nhằm thúc đẩy và điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để đạt năng suất kinh tế cao.
3. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
Biện pháp cải tạo đất | Mục đích | Áp dụng cho loại đất nào? |
- Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ. | - Tăng bề dày của lớp đất canh tác. | - Có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu |
- Làm ruộng bậc thang. | - Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi. | - Đất dốc (đồi, núi). |
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh. | - Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. | - Đất dốc; đất cần được cải tạo. |
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. | - Hòa tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. | - Đất phèn. |
- Bón vôi. | - Khử chua. | - Đất chua. |
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nội dung của biện pháp canh tác là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.