Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị

VnDoc xin giới thiệu bài Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị

Trả lời:

- Trùng kiết lị:

+ Trùng kiết lị nuốt nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp

+ Kí sinh trong ruột người

+ Gây bệnh kiết lị (Lây qua đường thức ăn)

- Trùng sốt rét:

+ Trùng sốt rét nhỏ hơn nên chui vào hồng cầu kí sinh ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng sốt rét mới rồi phá vỡ hồng cầu ra ngoài và lại tiếp tục lặp lại quá trình.

+ Sống kí sinh trong máu người, thành ruột và nước bọt của muỗi anophen nên làm lan truyền bệnh.

+ Gây bệnh sốt rét (Lây qua muỗi đốt).

1. Tổng quan về ký sinh trùng sốt rét

Định nghĩa trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi của ký sinh trùng đơn bào thuộc lớp bào tử, chúng ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả.

Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Các loài khác ký sinh trên các động vật khác, bao gồm khỉ, động vật gặm nhấm, chim và bò sát. Các sinh vật ký sinh này luôn luôn có 2 vật chủ trong vòng đời của chúng: một vật chủ muỗi và một vật chủ là động vật có xương sống:

- Trong cơ thể muỗi

+ Loại muỗi Anopheles khi hút phải máu người nhiễm ký sinh trùng sẽ vô tình nuôi dưỡng một lượng giao bào đực cái, tạo nên các thoa trùng với số lượng lớn, tập trung chủ yếu tại tuyến nước bọt của muỗi.

+ Tốc độ sinh trưởng của ký sinh trùng sốt rét phụ thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường. Nhiệt độ càng cao thì chu kỳ sinh trưởng của chúng càng nhanh. Ngược lại, với nhiệt độ <140C, chu kỳ sẽ ngừng lại.

- Trong cơ thể con người

+ Thoa trùng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua những vết đốt của muỗi, sau khoảng 2 - 3 ngày lưu thông trong hệ tuần hoàn, chúng sẽ tập trung lại để phát triển thành số lượng tại gan.

Vòng đời của trùng sốt rét

+ Vòng đời cơ bản của ký sinh trùng sốt rét là như nhau ở tất cả các loài Plasmodium.

+ Quá trình truyền bệnh bắt đầu khi muỗi cái Anopheles hút phải máu có chứa bào tử từ một người bị sốt rét.

+ Các giao tử bên trong muỗi bắt đầu sinh sản và tạo ra các thoa trùng sau khoảng 1 - 2 tuần.

+ Khi muỗi mang mầm bệnh đốt người khác, thoa trùng được tiêm vào bên trong cơ thể, nhanh chóng đến gan và xâm nhập vào tế bào gan.

+ Tại đây, các thoa trùng trưởng thành thành các thể phân liệt (schizonts).

+ Sau đó, các thể phân liệt này vỡ ra và giải phóng các mảnh trùng (merozoites). Sự nhân lên của ký sinh trùng sốt rét trong gan được gọi là chu kỳ tiền hồng cầu.

+ Các mảnh trùng di chuyển vào hồng cầu rồi bắt đầu quá trình nhân đôi vô tính, giai đoạn này là chu kỳ hồng cầu. Trong đó, các mảnh trùng phát triển thành thể tư dưỡng (trophozoites) rồi trưởng thành thành các thể phân liệt.

+ Các thể phân liệt này vỡ ra và giải phóng các thoa trùng. Sau từ 48 đến 72 giờ, chúng làm vỡ tế bào hồng cầu và giải phóng thoa trùng vào huyết tương, gây ra các triệu chứng lâm sàng của sốt rét.

+ Một số có thể biệt hóa thành thể hữu tính (các giao tử) khi vẫn còn trong giai đoạn hồng cầu. Khi đốt người, muỗi hút các giao tử đực và giao tử cái, bắt đầu quá trình sinh sản hữu tính, gọi là chu kỳ bào tử sinh.

+ Trong dạ dày của muỗi, giao tử đực thâm nhập vào giao tử cái để tạo ra hợp tử.

+ Các hợp tử sau đó biến đổi, dài ra, có khả năng di chuyển và phát triển thành trứng di động.

+ Trứng di động chui qua mặt ngoài thành dạ dày của muỗi, phát triển thành thể trứng nang.

+ Thể trứng nang phát triển, vỡ ra, làm giải phóng các thoa trùng.

+ Các thoa trùng di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi, tại đây chúng sẵn sàng để được truyền vào vật chủ mới và tiếp tục vòng đời của trùng sốt rét.

Đối với một số loài ký sinh trùng sốt rét như Plasmodium vivax và Plasmodium ovale, thoa trùng tồn tại một giai đoạn bất hoạt gọi là thể ngủ (hypnozoites). Nếu không được điều trị, thể ngủ có thể tồn tại ở gan trong nhiều tuần, thậm chí nhiều năm sau đó và sẽ gây tái phát sốt rét triệu chứng bằng cách xâm nhập vào dòng máu. Thể ngủ gần như không đáp ứng với hầu hết các thuốc điều trị sốt rét dùng để tiêu diệt ký sinh trùng trong máu.

Chu kỳ tiền hồng cầu (giai đoạn gan) trong vòng đời trùng sốt rét sẽ không xảy ra nếu bệnh lây truyền qua truyền máu, sử dụng chung kim tiêm hoặc do nguyên nhân bẩm sinh. Do đó, những phương thức lây truyền này không gây ra triệu chứng tiềm ẩn hoặc sự tái phát sau này.

Những triệu chứng lâm sàng của sốt rét xuất hiện khi các thoa trùng được giải phóng vào huyết tương trong giai đoạn hồng cầu. Nếu trầm trọng, sự tan máu có thể dẫn đến thiếu máu và vàng da, đây là gánh nặng cho lách để thực bào những hồng cầu nhiễm bệnh. Tình trạng thiếu máu thường nghiêm trọng hơn nếu nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hoặc nhiễm Plasmodium vivax mạn tính.

Tình trạng thiếu máu thường nghiêm trọng hơn nếu nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hoặc nhiễm Plasmodium vivax mạn tính.

Những biện pháp ngăn ngừa kí sinh trùng sốt rét

Nhìn chung, sốt rét vẫn là một căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa có thuốc điều trị và vacxin phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy, không thể không để cao cảnh giác và ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh bệnh. Một số biện pháp sau bạn nên tham khảo và áp dụng như sau:

- Hạn chế sự tiếp xúc với muỗi: Duy trì thói quen ngủ màn kể cả ban ngày, ban đêm, ngoại trừ mắc màn có thể xoa kem, xịt nước hoa, đốt nhang có công dụng đuổi muỗi hoặc sử dụng đèn bắt muỗi nếu có điều kiện.

- Môi trường: vệ sinh sạch sẽ môi trường khu vực sống để hạn chế địa điểm cho muỗi cư ngụ cũng như đẻ trứng (phát cỏ, bụi rậm; lấp ổ gà, ổ vịt; lật úp hoặc đậy nắp vật dụng có chứa nước như lu, gáo, lốp xe,…).

- Phun hóa chất diệt muỗi: khi địa phương có nhiều ca mắc bệnh sốt rét, bạn nên báo cho các cơ quan chức năng để được phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực, ngăn ngừa bệnh lan truyền.

- Người đã sống trong vùng sốt rét hoặc từng có tiền sử mắc bệnh phải khai báo y tế cụ thể, rõ ràng giúp đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân khác.

2. Trùng kiết lị

Khái quát về trùng kiết lị

Trùng kiết li là nguyên nhân chính gây ra bệnh kiết lị nguy hiểm ở người. Trùng kiết lị sẽ kí sinh trong dạ dày của con người và động vật hoang dã. Sau đó nuốt hồng cầu để tiêu hóa và sinh sản. Trùng kiết lị sinh sản rất nhanh. Cũng giống như trùng biến hình, trùng kiết lị sẽ sinh sản bằng phương pháp nhân đôi liên tiếp để tạo ra các cơ thể mới trong ruột người. Thông qua đó gây nên bệnh đau bụng và đi ngoài.

Kết cấu của trùng kiết lị

Trùng kiết lị là một loại trùng biến hình. Tuy nhiên, chân giả của nó rất ngắn. Chính vì thế, cấu trúc của trùng kiết lị cũng tương tự như cấu trúc của trùng biến hình. Trong số đó có: nhân, chất nguyên sinh, không bào tiêu hóa và không bào co bóp. Chất nguyên sinh ở dạng lỏng và đây là chất để tạo ra chân giả ở trùng kiết lị.

Vòng đời của trùng kiết lị

Ở ngoài môi trường xung quanh tự nhiên, bào xác của trùng kiết lị có thể tồn tại lên tới 9 tháng. Sau đó, các tế bào của trùng kiết lị sẽ bám theo ruồi, nhặng và truyền bệnh cho những người qua thức ăn.

Để nêu vòng đời của trùng kiết lị, ta có thể khái quát như sau: bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn vào đến ruột con người. Đến ruột, trùng kiết lị sẽ chui thoát ra khỏi bào xác. Thông qua đó gây các vết loét ở niêm mạc dạ dày.

3. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

So sánh đặc điểm

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

Kích thước so với hồng cầu

To hơn

Nhỏ hơn

Con đường truyền bệnh cho người

Qua đường tiêu hóa

Qua máu

Nơi ký sinh

Ruột người

Máu người. Đồng thời kí sinh trong ruột và nước bọt của muỗi.

Tác hại

Gây viêm loét ruột, đau bụng, đi ngoài

Phá hủy hồng cầu

So sánh dinh dưỡng

* Điểm giống nhau trong dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị

- Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị có các điểm tương đồng nhau sau đây:

- Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều thuộc nhóm động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh

- Đối tượng tấn công là tế bào hồng cầu ở người.

* Sự khác nhau trong dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị

Bên cạnh những điểm giống nhau ở trên, dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị phân biệt nhau ở các điểm:

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

Trùng kiết lị sau khi đến ruột sẽ chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.

Trùng sốt rét sau khi được truyền vào máu người sẽ chui vào tế bào hồng cầu để kí sinh và sinh sản. Sau khi tạo được nhiều trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài, tấn công tế bào hồng cầu khác.

Trùng kiết lị lớn hơn, có thể nuốt 3, 4 hồng cầu

Trùng lạnh bé hơn, phải chui vào hồng cầu và sinh sản để phá vỡ hồng cầu

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 5
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm