Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Trả lời:

Tiêu chí so sánh

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

Cấu tạo

– Có chân giả ngắn

– Không có không bào

– Không có bộ phận di chuyển

– Không có không bào

Kích thước (so với hồng cầu)

– To hơn

– Nhỏ hơn

Cách tổng hợp dinh dưỡng

– Nuốt hồng cầu

– Trao đổi chất dinh dưỡng qua màng tế bào

– Tổng hợp dinh dưỡng từ hồng cầu

– Thực hiện trao đổi chất dinh dưỡng qua màng tế bào

Sinh sản

– Phân chia ra tế bào mới, nhân bản vô tính

– Phân chia ra tế bào mới, nhân bản vô tính

Con đường truyền bệnh

– Qua đường tiêu hóa

– Qua máu

Nơi ký sinh

– Ký sinh trong ruột người, ngoài tự nhiên thì tồn tại ở môi trường “kết bào xác”

– Ký sinh trong máu người, tuyến nước bọt của muỗi Anophen

Tác hại

– Gây ra các bệnh loét dạ dày, loét đường ruột, giảm hồng cầu

– Phá hủy hồng cầu nhanh chóng

Bệnh sinh ra

– Bệnh kiết lị

– Bệnh sốt rét

1. Trùng sốt rét là gì?

Trùng sốt rét là nguyên nhân dẫn tới bệnh sốt rét trên cơ thể con người. Phân tích cho thấy loại trùng này có lối sống kí sinh ở thành ruột và máu của người.

Một con trùng sốt rét có cấu tạo khá đơn giản chỉ có không bài, không có bộ phận di chuyển. Tất cả các hoạt động hấp thụ dinh dưỡng, sinh sản sẽ được thực hiện thông qua màng tế bào.

Trùng sốt rét đang sinh sản trong tế bào hồng cầu

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen.

+ Kích thước nhỏ.

+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.

+ Không có các không bào.

- Dinh dưỡng:

+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

+ Thực hiện quan màng tế bào.

Con người thường sẽ mắc sốt rét khi bị trùng sốt rét tấn công. Vật trung gian truyền bệnh là những con muỗi anophen. Những con muỗi này sẽ đi chích và hút máu những người đang nhiễm bệnh. Sau đó lại chích những người khỏe mạnh. Trùng sốt rét theo đường máu sẽ nhiễm vào cơ thể người bệnh, sinh sản và phát triển tạo nên hiện tượng nhiễm bệnh sốt rét.

Vòng đời của trùng sốt rét được mô tả cụ thể:

– Bước 1: Trùng sốt rét theo máu mà muỗi anophen chứa truyền vào máu người.

– Bước 2: Trùng sốt rét xâm nhập vào hồng cầu, ký sinh ở đó và sinh sản rồi phá hủy hồng cầu.

– Bước 3: Số lượng trùng tăng lên nhanh chóng khiến cho cơ thể bị tụt giảm hồng cầu nghiêm trọng gây ra hiện tượng sốt cao và ớn lạnh.

2. Trùng kiết lị là gì?

Ngoài trùng sốt rét thì con người thường nhiễm phải bệnh kiết lỵ do một loại vi trùng tên là trùng kiết lị gây ra.

Trùng kiết lị là loại trùng sống và ký sinh ở dạ dày con người, thuộc loại trùng biến hình. Cách hoạt động của trùng kiết lị cũng tương tự như trùng sốt rét, nghĩa là chúng sẽ tìm cách xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các hoạt động ăn uống, sinh hoạt thường ngày.

Trùng kiết lị ở giai đoạn bào xác và đang ký sinh trong ruột

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh ở thành ruột người.

+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.

+ Không có không bào.

- Dinh dưỡng: nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.

- Phát triển: ngoài môi trường, trùng kiết lị có hiện tượng kết bào xác nằm trong lớp màng bao bọc.

Vòng đời của trùng kiết lị được mô tả:

– Bước 1: Từ tự nhiên bám vào các vật trung gian như muỗi, ruồi, rau sống,…

– Bước 2: Đi theo đường ăn uống vào cơ thể người

– Bước 3: Thoát khỏi vỏ bọc và bám vào đường ruột, nhân bản lên nhanh chóng sinh ra đau bụng, mất nước, đi ngoài ra máu,…

Trùng kiết lị cũng là một trong những loại vi trùng có sức sống kinh điển nhất. Ngoài tự nhiên, loại trùng này có thể tồn tại không có cơ thể vật chủ lên tới 9 tháng. Nếu tìm được vật trung gian như ruồi, muỗi chúng sẽ bám vào, theo vật trung gian bay đến trú tại thức ăn. Khi con người ăn phải các đồ vật không may có ruồi, muỗi đậu sẽ bị nhiễm vi trùng. Khi vi trùng thuận lợi xâm nhập hệ tiêu hóa của con người sẽ gây ra vết loét dạ dày, từ đó bắt đầu bị nhiễm bệnh kiết lị.

3. Tác hại và cách phòng tránh nhiễm bệnh từ trùng kiết lị và trùng sốt rét

Trùng kiết lị sau khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa của con người sẽ làm cho các vết loét xuất hiện dần trên thành ruột gây ra hiện tượng chảy máu ruột. Tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh chóng, vết loét sẽ lan rộng, làm cho người bệnh không thể trụ được, thức ăn qua ruột không thể hấp thu, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng rất nhanh bị suy kiệt sức lực, nặng hơn là tử vong.

Trùng sốt rét sau khi thâm nhập vào máu sẽ tiến hành phá hủy hồng cầu, làm cho hệ miễn dịch của con người suy giảm, hồng cầu giảm dẫn tới việc vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng tới tế bào không được đảm bảo. Cơ thể thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng dẫn tới suy kiệt và tử vong.

Hai bệnh trên đều vô cùng nguy hiểm, vì thế để tránh gặp phải chúng ta cần phải có cách phòng chống tích cực. Cụ thể:

+ Tuân thủ đúng nguyên tắc ăn chín uống sôi, ăn các loại thực phẩm hợp vệ sinh, nói không với đồ ôi thiu ruồi muỗi bâu vào.

+ Thường xuyên vệ sinh xung quanh khu vực sống, đổ nước đọng, phát quang cỏ cây để phá nơi trú ngụ của muỗi, ruồi (vật trung gian truyền bệnh).

+ Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể như sốt cao, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm