Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

VnDoc xin giới thiệu bài Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Lời giải:

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:

Ếch hô hấp chủ yếu qua da (mặc dù ếch có thể trao đổi khí bằng phổi). Khi trao đổi khí cần phải đủ ẩm để có thể khuếch tán dễ dàng qua da. Nếu ếch rời nước quá lâu thì da sẽ bị khô. Khi đó, ếch sẽ không thực hiện được hô hấp, dẫn đến việc bị thiếu oxy và sẽ chết vì không thể trao đổi khí. Thêm nữa, da ếch là kiểu da trần nên rất dễ bị tổn thương nếu ở lâu trong nơi có nhiệt độ cao.

I. Đời sống

- Ếch sống nơi ẩm ướt (vừa ở nước vừa ở cạn)

- Ếch thường đi kiếm mồi vào ban đêm

- Có hiện tượng trú đông

- Là động vật biến nhiệt

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Cấu tạo ngoài

- Những đặc điểm của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn

* Ở cạn:

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí, thở bằng phổi → thuận lợi cho sự hô hấp

- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho sự di chuyển

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng → bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh

* Ở nước:

- Đầu đẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước rẽ nước khi bơi → giảm sức cản của nước khi bơi

- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu → khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát

- Da tiết chất nhầy làm giảm ma sát, dễ thấm khí → hô hấp trong nước dễ dàng hơn

- Chi sau có màng bơi → tạo thành chân bơi để đẩy nước

2. Di chuyển

- Ở cạn: di chuyển nhờ 4 chi kiểu bật nhảy

- Ở nước: di chuyển nhờ màng ở chân để bơi

III. Sinh sản và phát triển

1. Sinh sản

- Sinh sản vào cuối mùa xuân

- Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước hoặc nơi ẩm ướt.

- Đẻ trứng, thụ tinh ngoài

2. Phát triển

- Ếch cái đẻ trứng, ếch đực ngồi trên tưới tinh

- Ếch phát triển qua biến thái: Ếch trưởng thành → trứng thụ tinh → trứng phát triển, nở thành nòng nọc → ếch con.

IV. Phân biệt ếch đồng và ếch nuôi

Đặc điểm nhận dạng của ếch đồng

Hình dáng:

  • Thường ốm, xương sống và xương chậu của ếch hiện lên rõ rệt.
  • Mắt sáng, đầu thon, đùi thon chắc và xuất hiện gân guốc.
  • Phần bụng ếch có màu ửng vàng hoặc màu trắng, còn phần da lưng có hình bông đen hoặc bông vàng sáng.

Ngoài ra, ếch đồng thường hay bám bùn đất bẩn trên mình

V. Một số thông tin thú vị về ếch

Ếch thường tập trung sống nơi đồng ruộng, ao hồ, dọc sông, suối… Nơi nào có nước quanh năm, dù mực nước khá sâu ở đầm, lầy vẫn thích nghi tốt với đời sống của ếch. Thế nhưng, điều cần là nước đó phải là nước ngọt, còn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn không thích hợp với ếch.

Ếch thích sống những nơi thực sự yên tĩnh, ít người qua lại. Khi nghe tiếng động lạ, hoặc nhác thấy bóng người từ xa ếch đã tìm cách lẩn trốn ngay. Ở đâu có nước, có cây cỏ là nơi ấy có mồi để nuôi sống ếch.

– Ăn mồi di động: Do thị lực quá kém, ếch chỉ “đớp” được những con mồi di động xuất hiện trước mặt nó như trùn, dế, cào cào, chuồn chuồn, mối, thiêu thân. Và, khi quá đói chúng ăn thịt lẫn nhau, con lớn vồ con bé.

– Thích sống trong hang: Do thích yên tĩnh và cũng nhằm trốn tránh kẻ thù, ếch thường đào hang để sống. Nhiều con còn chiếm hang cua (cua đồng) để ở, sau khi ăn thịt “chủ nhà”.

Ếch biết đào hang, nhưng không đủ khôn ngoan để đào nhiều ngõ ngách để dễ thoát thân khi gặp nguy hiểm, như cách đào hang của thỏ rừng và chuột đồng. Hang ếch chỉ cách xa mép nước từ 2cm đến 3cm. Có lẽ đặt ở gần mép nước mềm nên dễ đào, và do gần mép nước nên ếch cũng tiện ra vào săn mồi.

Hang ếch tương đối cạn, có chiều sâu khoảng 30cm – 40cm, thọc sâu vào quá khủy tay là bắt được. Hang ếch rất dễ biết, ai tinh ý chỉ nhìn sơ qua là biết ngay: đất trước cửa hang được “mà” trơn láng, trông từa tựa hang lươn, có điều cửa hang ếch rộng hơn.

Những lúc không cần tìm mồi, ếch thích thu mình trong hang. Và khi có hang thì con ếch đó không tìm mồi quá xa nơi ở của nó. Nó phục gần cửa hang để chực chờ có con mồi nào thập thò là chóp lấy. Chỉ khi bị động nó mới thụt sâu vào đáy hang.

Ngoài sở thích ở hang ra, ếch còn thích ẩn mình trong các bụi cây cỏ rậm rạp hai bên bờ ruộng, bờ ao. Chính vì vậy, nuôi ếch trong ao, người ta thường trồng các giống cỏ, tốt nhất là sả, dọc quanh bờ ao, sát tường rào để làm nơi trú ẩn kín đáo và mát mẻ cho ếch.

Thích sống riêng lẻ và thích leo trèo.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
2 116
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm