Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giun đất có vai trò gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Giun đất có vai trò gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Giun đất có vai trò gì?

  1. Làm đất mất dinh dưỡng
  2. Làm chua đất
  3. Làm đất tơi xốp, màu mỡ
  4. Làm đất có nhiều hang hốc

Trả lời:

Giun đất giúp đào xới làm tơi xốp, màu mỡ đất, là loài rất có ích cho nông nghiệp.

Đáp án C

1. Giun đất

- Giun đất hay trùn đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida. Chúng có cấu trúc cơ thể ống trong ống, được phân đoạn bên ngoài với phân đoạn bên trong tương ứng và thường có các lông cứng trên tất cả các phân đoạn.

- Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ. Các chất hữu cơ này bao gồm chất thực vật, động vật nguyên sinh sống, luân trùng, tuyến trùng, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Hệ tiêu hóa của giun đất chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.

- Chúng là loài động vật không xương sống, thuộc Ngành Giun đốt. Giun đất là các loài lưỡng tính và có một bộ phận đặc trưng gọi là bao sinh dục. Chúng sử dụng bộ phận này trong quá trình giao phối. Sau khi giao phối thành công, bao này sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh và sẽ được giun "tháo" ra, từ đó nở ra thế hệ giun tiếp theo. Giun đất có khả năng phục hồi lại toàn bộ cơ thể đã mất nếu như phần đầu còn nguyên vẹn, nhưng không như mọi người vẫn lầm tưởng, chúng không có khả năng tạo ra các cá thể mới khi bị chia nhỏ thành nhiều đoạn.

2. Giun đất có lợi ích gì trong hoạt động sản xuất nông nghiệp?

Dấu hiệu của những vùng đất màu mỡ

- Khi ta thấy sự hiện diện của giun trong đất, đó là dấu hiệu cho thấy đất canh tác sạch, khỏe và phì nhiêu. Đối với loại đất màu mỡ, số lượng giun dao động tầm 300-500 con/m2. Càng có nhiều giun nghĩa là chất lượng đất tại khu vực đó rất tốt.

- Giun đất là dấu hiệu của những vùng đất màu mỡ

- Ngoài ra, mật độ giun trong đất lớn còn ngầm hiển thị các hoạt động sống tự nhiên của các sinh vật như vi khuẩn, vi nấm,… Hệ sinh vật đất giúp phân hủy chất hữu cơ làm đất giàu dinh dưỡng.

- Giun còn làm đất tơi xốp, thoáng khí nên tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, cấu trúc đất và chu trình cacbon.

Kiến tạo lớp đất – cải thiện khả năng cung cấp dinh dưỡng

- Giun đất ăn những mảnh vụn hữu cơ mục nát như xác bã thực vật, cỏ khô, lá khô.. nên phân của chúng có hàm lượng dinh dưỡng rất lớn. Phân giun cung cấp lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho cây trồng. Góp phần chuyển đổi môi trường đất chua, kiềm hoặc mặn về môi trường trung tính, cân bằng độ pH đất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

- Với việc nghiền nát chất hữu cơ, và việc tăng độ tơi xốp và gắn kết của đất, giun đất có thể tăng đáng kể khả năng giữ nước của đất.

- Khi giun di chuyển và đào hang sẽ tạo thành những khe hở trong đất, làm đất được tơi xốp, thoáng, không bị ứ nước, không khí trong đất được lưu thông hỗ trợ cây trồng tiếp nhận oxi và quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi.

- Khi giun chết, xác chúng phân hủy và tạo ra lượng Nitơ cho đất hấp thụ. Phân và xác giun khi kết hợp với hạt đất có thể làm tái tạo keo đất, giữ độ ẩm đất.

Giun đất giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh

- Theo các nhà nghiên cứu, giun đất còn giúp tiêu diệt các vi sinh có hại gây bệnh cây trồng hiệu quả. Khi chúng ăn lá cây sẽ tiêu hóa luôn những nấm mốc, khuẩn hại trên lá.

- Phân của chúng là môi trường tốt nhất để các loại vi sinh vật hữu ích phát triển. Các vi sinh vật hữu ích sẽ tạo ra chất kháng sinh để ngăn chặn các vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Mật độ giun trong đất cao cũng tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Giúp hạn chế tuyến trùng và nấm gây hại trong đất.

3. Bảo tồn và phát triển giun đất

- Khi bạn hiểu thêm về giun đất thì bạn cũng sẽ hiểu vì sao giun đất được xem là chìa khóa trong nông nghiệp hữu cơ. Vậy thì ta hãy cùng tìm hiểu thêm phương cách để bảo vệ và phát triển chúng.

- Điều mà loài giun cần là cung cấp đủ cho chúng lượng sinh khối, nhiệt độ vừa phải và đủ ẩm. Do đó cần có 1 lớp thảm che phủ đất bằng các vật liệu che phủ hữu cơ hoặc trồng cây che phủ để tạo một lớp thảm thực vật, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho giun đất.

- Cần nên hạn chế tối đa cày xới đất thường xuyên vì điều đó sẽ làm động đến môi trường sống của chúng, làm rối loạn sinh hoạt của các loài sinh sống trong đất cũng như làm giảm số lượng giun.

- Giun rất sợ thuốc BVTV, khi các hóa chất này ngấm vào đất sẽ đồng thời làm giun nhiễm độc mà chết. Do đó cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, có thể thay thế bằng các loại thuốc sinh học, không gây hại đến giun, hệ sinh vật đất và bảo đảm luôn cả sức khỏe con người.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giun đất có vai trò gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm