Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu cấu tạo, đặc điểm của trùng sốt rét

Nêu cấu tạo, đặc điểm của trùng sốt rét được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu cấu tạo, đặc điểm của trùng sốt rét?

Lời giải:

+ Cấu tạo chung nhất của trùng sốt rét là:

  • Cơ thể không có cơ quan di chuyển
  • Nhân có màu đỏ thẫm đến đỏ tím.
  • Tế bào chất có màu xanh nhạt đến xanh tím.
  • Phần không màu là không bào.
  • Các hạt sắc tố: đen, nâu đen, nâu ánh vàng.
  • Các hạt đặc hiệu đỏ nâu, hồng nhạt.

+ Đặc điểm:

Đặc điểm về dinh dưỡng: trùng sốt rét không có không bào nên mọi hoạt động về dinh dưỡng đều được thực hiện qua màng tế bào, chúng ký sinh trong cơ thể người thì lấy chất dinh dưỡng trong hồng cầu

Đặc điểm về sinh sản: đời sống của chúng tương đối ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều nên tồn tại lâu dài trong cơ thể. Có 2 phương thức sinh sản, bao gồm: sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi

1. Trùng sốt rét là gì?

Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi của ký sinh trùng đơn bào thuộc lớp bào tử, chúng ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả.

Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Các loài khác ký sinh trên các động vật khác, bao gồm khỉ, động vật gặm nhấm, chim và bò sát. Các sinh vật ký sinh này luôn luôn có 2 vật chủ trong vòng đời của chúng: một vật chủ muỗi và một vật chủ là động vật có xương sống.

Ở ngoài cơ thể, Plasmodium cần những phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc giữ ở nhiệt độ lạnh để sống còn. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu, Plasmodium chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Đời sống của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều do vậy tồn tại lâu dài trong cơ thể. Plasmodium có 2 phương thức sinh sản, sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi Anopheles. Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm thành phần chính là nhân, chất nguyên sinh và một số thành phần khác, chúng không có không bào nên mọi hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào, do không có bộ phận di động nên Plasmodium thường phải ký sinh cố định.

2. Cấu tạo và dinh dưỡng

Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào.

3. Vòng đời của trùng sốt rét

Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt
rét cách nhật).

4. Bệnh sốt rét ở nước ta

Trước cách mạng Tháng Tám, bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xóa bỏ bệnh sốt rét do Viện sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chủ trì, căn bệnh nguy hiểm này đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bột phát ở một số vùng.

5. Biện pháp phòng chống

Để phòng tránh trùng sốt rét, chúng ta phải triệt tiêu những mầm bệnh có thể gây nhiễm bằng những biện pháp cụ thể như:

+ Ăn ở ngăn nắp sạch sẽ, vệ sinh các dụng cụ chứa nước thường xuyên

+ Phát cỏ xung quanh nhà, không xả rác bừa bãi, tránh tình trạng ẩm ướt

+ Dùng hương xua muỗi, thuốc xua muỗi

+ Ngủ trong màn có tẩm hóa chất diệt muỗi

+ Nếu có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao thì nên xét nghiệm để có biện pháp khắc phục và phòng tránh.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu cấu tạo, đặc điểm của trùng sốt rét. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm