Nêu đặc điểm của sứa hải quỳ, san hô
Chúng tôi xin giới thiệu bài Nêu đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nêu đặc điểm của sứa hải quỳ, san hô?
Câu hỏi: Nêu đặc điểm của sứa hải quỳ, san hô?
Trả lời:
* Đặc điểm của Sứa:
- Cơ thể hình dù, miệng ở dưới
- Di chuyển bằng cách co bóp dù => Đối xứng tỏa tròn
- Ăn thịt bắt mồi bằng tua miệng
- Tự vệ bằng tế bào gai
* Đặc điểm của Hải quỳ:
- Cơ thể hình trụ, màu sắc rực rỡ.
- Miệng ở phía trên có tua miệng, không có bộ xương đá vôi.
- Thích nghi với lối sống bám, ăn động vật nhỏ, có các tế bào gai
* Đặc điểm của San hô:
- Cơ thể hình trị→ thích nghi đời sống bám
- Có bộ khung xương đá vôi nâng đỡ và sống thành tập đoàn
- Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai .
- Sinh sản vô tính và hữu tính
- Có khoang ruột lưu thông với nhau
1. Sứa biển là con gì?
Sứa hay còn gọi là sưa sứa, thuộc loài động vật thân mềm nằm trong ngành Thích ty bào, thuộc lớp Scyphozoa, là một động vật không xương với thân hình trong suốt sống ở môi trường nước. Sự di chuyển của nó đi ngược về sau nhờ sự co bóp dù và đẩy nước qua lỗ miệng và chúng hấp thụ oxy từ nước qua màng để thở.
Là thành viên của bộ ba sinh vật như hải quỳ, roi biển và san hô thuộc phân ngành Cnidaria. Giống như tất cả các thành viên trong ngành, các bộ phận cơ thể của sứa tỏa ra từ một trục trung tâm hay còn gọi “Đối xứng xuyên tâm” cho phép sứa phát hiện và phản ứng với thức ăn hoặc nguy hiểm từ bất kỳ hướng nào.
Sứa có khả năng chích bằng xúc tu. Mặc dù mức độ nghiêm trọng của vết đốt khác nhau, nhưng ở người, hầu hết các vết đốt của sứa chỉ gây khó chịu nhẹ.
* Những điều ít biết về loài sứa
Loài sứa được tìm thấy ở khắp các đại dương trên thế giới. Thậm chí chúng còn được tìm thấy ở một số hồ nước ngọt và cả trong các…ao.
Phần thân của sứa có kích thước chỉ bằng một đầu ngón tay hay chỉ bằng đầu tẩy của một chiếc bút chì. Nhưng có những con sứa có đường kính thân lên tới 2,5m, xúc tu của nó có thể dài tới 60m, tương đương với kích thước của hai con cá voi xanh.
Mỗi xúc tu của sứa được cấu tạo bởi hàng ngàn tế bào được gọi là cnidoblasts. Bên trong mỗi cnidoblasts là các nematocysts. Mỗi nematocysts chứa một sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc.
2. Hải quỳ là gì?
Hải quỳ là một nhóm sinh vật của biển, ăn thịt động vật. Chúng được đặt theo tên của hải quỳ, một loài thực vật có hoa trên mặt đất, vì sự xuất hiện đầy màu sắc của chúng. Hải quỳ có liên quan đến san hô, sứa , hải quỳ sống trong ống và Hydra. Không giống như sứa, hải quỳ không có giai đoạn medusa trong vòng đời của chúng.
* Hải quỳ có ăn được không?
Hải quỳ không thể ăn được. Hải quỳ có kích thước khác nhau, với một số loài ở vùng nhiệt đới có đường kính hơn một mét. Một trong những loài lớn nhất ở vùng biển Anh là hải quỳ Horesman (Urticina Eques), đạt kích thước ngang 35cm. Một trong những loài nhỏ nhất ở Anh là loài hải quỳ quý hiếm Gonactinia prolifera, hiếm khi cao hơn 5mm.
- Cá và tôm, thường có thể được tìm thấy ẩn nấp từ những kẻ săn mồi bên trong các xúc tu nổi của hải quỳ.
- Miệng hải quỳ cũng là đáy của chúng.
- Một số loại hải quỳ có tảo nhỏ sống bên trong chúng, cho phép chúng có thêm năng lượng từ mặt trời!
3. San hô
* San hô là động vật hay thực vật?
Các rạn san hô có dạng hình nhánh cây và do phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng nên nhiều người nhầm tưởng rằng san hô là thực vật.
Nhưng thực tế san hô là một loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang và có hai lá phổi. San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa), chúng tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ. Các cá thể san hô giống hệt nhau thường tụ tập sống thành các quần thể. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng và từ đó xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới mà chúng ta vẫn thấy.
80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Chính hoạt động này cung cấp oxy cho môi trường. San hô cũng săn mồi bằng cách dùng xúc tu quanh miệng.
Nơi sinh trưởng của san hô thường là các vùng biển nông, nước ấm, có dòng chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch.
* Một số điều thú vị về san hô
Từ 400 triệu năm trước, san hô đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta.
Cho đến nay, san hô là hệ sinh thái biển đa dạng nhất trên Trái đất. Các rạn san hô là nơi sinh sống của hơn 4000 loài cá, 700 loài san hô khác nhau và hàng nghìn loại động thực vật biển khác.
Rạn san hô Great Barrier là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới. Great Barrier bao gồm hơn 2.900 rạn san hô riêng rẽ và 900 hòn đảo trải dài trên 2.300km với tổng diện tích 344.400km vuông.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.