Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò của lớp hình nhện

Vai trò của lớp hình nhện được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vai trò của lớp hình nhện

Trả lời:

- Lợi ích

+ Bắt sâu bọ gây hại cho cây trồng

+ Làm thực phẩm, đồ trang trí

- Tác hại

+ Truyền bệnh cho vật nuôi cây trồng

+ Gây bệnh cho người

1. Khái niệm lớp hình nhện

- Lớp hình nhện là một nhóm loài động vật chân khớp. Theo thống kê, nhóm hình nhện có tới hơn 36.000 loài. Đây là nhóm động vật chân khớp sống trên cạn đầu tiên và có thể sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau. Đa số lớp hình nhện sống ở trên cạn, đặc biệt là ở những nơi rậm rạp. Nhưng cũng có một số ít sống ở môi trường nước ngọt và môi trường biển.

2. Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện

- Với số lượng loài đa dạng (lên tới 36000 loài), lớp hình nhện rất đa dạng về số loài và phong phú về tập tính. Điều này góp vai trò quan trọng vào việc đẩy mạnh sự đa dạng sinh thái.

- Ngoài ra, vai trò của lớp hình nhện còn được thể hiện ở việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đa số loài chân khớp đều có lợi, đặc biệt là nhện vì chúng săn bắt sâu bọ có hại. Một số loài cũng là món ăn ngon và bổ dưỡng cho người và động vật.

3. Đại diện tiêu biểu của lớp hình nhện

- Lớp hình nhện được học trong chương trình sinh học 7 bài 26. Và trong đó, nhện là loài sinh vật tiêu biểu nhất của lớp hình nhện. Vậy bên cạnh ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện, chúng ta hãy cùng khám phá đặc điểm của loài sinh vật quen thuộc này nhé.

4. Cấu tạo của nhện

- Cơ thể nhện gồm 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng. Ngoài ra chúng còn có 4 đôi chân để bò và các bộ phận khác như kìm, khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ. Trong đó, phần đầu – ngực có chức năng giúp nhện bắt mồi và tự vệ thông qua đôi kìm có chứa độc tố. Đồng thời, 4 đôi chân bò giúp nhện di chuyển và chăng lưới.

- Phần bụng với đôi khe thở giúp nhện hô hấp, lỗi sinh dục giúp nhện sinh sản và núm tuyến tơ rút nhện tạo ra tơ. Có thể nói, mỗi bộ phận của nhện đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, nhưng chúng đều liên quan đến nhau và bổ sung cho nhau.

5. Tập tính

- Tập tính chăng lưới của nhện: đầu tiên nhện sẽ chăng dây tơ để làm khung, sau đó sau đó chăng các dây tơ phóng xạ và tơ vòng để chờ mồi.

- Tập tính bắt mồi: cách bắt mồi của nhện dựa vào tơ đã chăng.

- Các bước bắt mồi của nhện có thể khái quát như sau: trước tiên, nhện sẽ ngoạm chặt con mồi sau đó chích nọc độc. Tiếp theo, nhện sẽ tiết dịch tiêu hóa vào con mồi rồi trói con mồi vào lưới tơ đã chăng một thời gian. Cuối cùng khi cảm thấy thích hợp, nhện sẽ hút dịch lỏng ở con mồi.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vai trò của lớp hình nhện. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm