Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày sơ đồ vòng đời của trùng sốt rét

Trình bày sơ đồ vòng đời của trùng sốt rét được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Đôi nét về ký sinh trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét thuộc loài Plasmodium gồm có 5 chủng ký sinh:

- Plasmodium Falciparum: loại gây bệnh chủ yếu với khoảng 70 - 80% số ca mắc sốt rét ở nước ta vì chúng sinh trưởng tốt tại vùng khí hậu nóng ẩm.

- Plasmodium Vivax: có độ phổ biến thấp hơn, khoảng 20 - 30%, thường được phát hiện nhiều tại nơi có khí hậu lạnh.

- Plasmodium Malaria: hiếm gặp ở Châu Á do sinh trưởng kém tại môi trường nóng ẩm.

- Plasmodium Ovale: loại này không xuất hiện tại Việt Nam.

- Plasmodium Knowlesi: loại này mới được phát hiện, là một chủng loại ký sinh trùng sốt rét của khỉ có khả năng gây bệnh cho người.

Trong cơ thể muỗi

Loại muỗi Anopheles khi hút phải máu người nhiễm ký sinh trùng sẽ vô tình nuôi dưỡng một lượng giao bào đực cái, tạo nên các thoa trùng với số lượng lớn, tập trung chủ yếu tại tuyến nước bọt của muỗi.

Tốc độ sinh trưởng của ký sinh trùng sốt rét phụ thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường. Nhiệt độ càng cao thì chu kỳ sinh trưởng của chúng càng nhanh. Ngược lại, với nhiệt độ <140C, chu kỳ sẽ ngừng lại.

Trong cơ thể con người

Thoa trùng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua những vết đốt của muỗi, sau khoảng 2 - 3 ngày lưu thông trong hệ tuần hoàn, chúng sẽ tập trung lại để phát triển thành số lượng tại gan.

2. Con đường truyền nhiễm ký sinh trùng

Bệnh lây theo đường muỗi chích là chủ yếu, ngoài ra ký sinh trùng còn có thể lây qua đường máu (do truyền máu nhiễm ký sinh trùng sốt rét), lây từ mẹ sang con trong giai đoạn có thai hoặc chuyển dạ, sinh nở, khiến mẹ sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu. Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh thường sẽ có tỷ lệ tử vong cao hoặc gây ra nhiều biến chứng về sau này.

3. Các giai đoạn tiến triển

Các thể bệnh bao gồm sốt rét thường và sốt rét nặng. Bệnh nhân thể sốt rét thường có tỷ lệ mắc phổ biến, triệu chứng bệnh thay đổi theo mỗi tiến triển của từng thời kỳ và không có biến chứng.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh kéo dài tùy thuộc theo loại ký sinh trùng gây bệnh:

- Với Plasmodium Falciparum: 7 - 10 ngày.

- Với Plasmodium Vivax: 11 - 21 ngày, thậm chí thời gian ủ bệnh có thể lên đến một năm.

- Với Plasmodium Malaria: 20 ngày hoặc kéo dài đến vài tháng.

- Với Plasmodium Ovale: 11 ngày đến 30 ngày.

Thời kỳ khởi phát

Kéo dài khoảng 3 - 5 ngày với các triệu chứng mệt mỏi, ớn lạnh, nhức đầu, sốt nhẹ và ngày càng nặng hơn. Một số bệnh nhân có thể bị lên cơn sốt ngay từ đầu.

Thời kỳ toàn phát

Tại thời kỳ này, bệnh nhân có biểu hiện của những triệu chứng sốt rét điển hình, tiến triển 3 giai đoạn:

- Giai đoạn rét run: ớn lạnh, run lạnh ngày càng tăng, đắp nhiều chăn cũng không thấy đỡ, nổi da gà, nhiệt độ 380C, kéo dài 30 phút đến 1 giờ.

- Giai đoạn sốt nóng: bệnh nhân cảm thấy nóng dần phải tung chăn ra, nhức đầu nhiều, thở nhanh, nhiệt độ lên đến 40 - 410C, kéo dài từ 1 - 3 giờ.

- Giai đoạn vã mồ hôi: thoát nhiều mồ hôi, nhiệt độ người bệnh hạ dần kèm theo khát nước dữ dội. Hết cơn sốt bệnh nhân sẽ khỏe dần, có thể ăn uống bình thường và tự chăm sóc sinh hoạt cá nhân.

Thường người bệnh chỉ có một cơn vào đúng giờ nhất định, chu kỳ lên cơn sốt tùy theo loại ký sinh trùng mắc phải. Plasmodium Falciparum có chu kỳ sốt hàng ngày, Plasmodium Vivax có chu kỳ sốt cách nhật.

Ngoài cơn sốt đặc trưng như trên, một số bệnh nhân có thể gặp triệu chứng không điển hình như các thời kỳ không theo tuần tự, bệnh tiến triển nhanh đốt cháy giai đoạn.

Với thể sốt rét nặng, bệnh nhân gặp nguy hiểm rất lớn, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời, phân loại tùy vào vị trí cơ quan bị tổn thương:

- Thể ác tính não: bệnh nhân có những dấu hiệu thần kinh như rối loạn ý thức (li bì, cuồng sảng, vật vã,...) kèm sốt cao liên tục. Rối loạn tiêu hóa: nôn tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng cấp, đầu dữ dội, thiếu máu nặng,...

- Thể huyết sắc tố: tan máu nặng, ồ ạt dẫn đến các dấu hiệu tiểu ra máu, nước tiểu màu sậm, đen hoặc đỏ, thiếu máu nặng.

- Thể gan - mật: triệu chứng vàng da, vàng mắt vùng đậm, gan lớn, phân và nước tiểu màu vàng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều hoặc thậm chí hôn mê.

- Thể tả: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nước - điện giải, hạ thân nhiệt.

- Thể phổi: bệnh nhân đàm khạc ra có nổi bọt, màu hồng nhạt, khó thở dẫn đến thiếu oxy, tím tái.

4. Những biện pháp ngăn ngừa nên áp dụng

Nhìn chung, sốt rét vẫn là một căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa có thuốc điều trị và vacxin phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy, không thể không để cao cảnh giác và ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh bệnh. Một số biện pháp sau bạn nên tham khảo và áp dụng như sau:

- Hạn chế sự tiếp xúc với muỗi: duy trì thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. Ban đêm, ngoại trừ mắc màn có thể xoa kem, xịt nước hoa, đốt nhang có công dụng đuổi muỗi hoặc sử dụng đèn bắt muỗi nếu có điều kiện.

- Môi trường: vệ sinh sạch sẽ môi trường khu vực sống để hạn chế địa điểm cho muỗi cư ngụ cũng như đẻ trứng (phát cỏ, bụi rậm; lấp ổ gà, ổ vịt; lật úp hoặc đậy nắp vật dụng có chứa nước như lu, gáo, lốp xe,…).

- Phun hóa chất diệt muỗi: khi địa phương có nhiều ca mắc bệnh sốt rét, bạn nên báo cho các cơ quan chức năng để được phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực, ngăn ngừa bệnh lan truyền.

- Người đã sống trong vùng sốt rét hoặc từng có tiền sử mắc bệnh phải khai báo y tế cụ thể, rõ ràng giúp đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân khác.

Hạn chế nơi muỗi đẻ trứng giúp giảm số lượng muỗi và nguy cơ khiến bệnh sốt rét lây lan

Vòng đời của trùng sốt rét (tóm tắt)

1-Trùng sốt rét theo muỗi Anôphen vào máu con người

2-Chúng ăn chất nguyên sinh bên trong hồng cầu

3-Sinh sản vô tính ra thêm

4-Phá vỡ hồng cầu để ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới

-Trùng kiết lị có hại cho con người: Gây viêm loét ruột và phá hủy hồng cầu, gây nên bệnh kiết lị, chảy máu, làm người bệnh đi ngoài liên tục, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Sơ đồ vòng đời của trùng sốt rét

vòng đời của trùng sốt rét

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trình bày sơ đồ vòng đời của trùng sốt rét. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm