Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau

Chúng tôi xin giới thiệu bài Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau

Câu hỏi: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau

(1): Chăng tơ phóng xạ.

(2): Chăng các tơ vòng.

(3): Chăng bộ khung lưới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.

  1. (3) → (1) → (2).
  2. (3) → (2) → (1).
  3. (1) → (3) → (2).
  4. (2) → (3) → (1).

Trả lời:

Đáp án đúng: A. (3) → (1) → (2).

Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau: Chăng dây tơ khung → Chăng dây tơ phóng xạ → Chăng các sợi

1. Nhện là gì?

Nhện danh pháp khoa học là Araneae, là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc ngành chân khớp, lớp hình nhện. Cơ thể của chúng chỉ có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân, đôi kìm có tuyến độc, miệng không hàm nhai, không cánh. Các bộ khác trong lớp hình nhện bao gồm bọ cạp, ve bét,...

Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như tơ bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng. Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng. Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loài khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích.

Ngoài 150 loài nhện thuộc họ Uloboridae, Holarchaeidae và Mesothelae, tất cả các loài khác đều có khả năng tiêm nọc độc khi cắn - hoặc do tự vệ hoặc để giết mồi. Tuy nhiên, chỉ có 200 loài có nọc độc gây hại cho con người. Nhiều loài nhện to, cắn đau nhưng không làm độc hay tử vong.

2. Nhện chăng tơ như thế nào?

Nhện chăng tơ chủ yếu là vào ban đêm để dễ bắt mồi (các loài côn trùng chủ yếu hoạt động về đêm).

Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)

* Cách nhện giăng tơ

Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía trước. Vậy là những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như mấy chiếc dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung. Sau đó, nó luôn dùng chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện.

Bỗng nhiên, nó phát hiện trong đó có một sợi tơ không kéo nổi. Hóa ra một đầu của sợi tơ bay bị gió thổi sang đối diện, và đã bị dính trên cành cây hoặc đồ vật khác, do vậy cáp trời đã được mắc như vậy.

Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có thể dệt thành.

Giống như cột nhà phải lớn một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.

3. Cách nhện bắt mồi

Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay, cách mà nhện bắt con mồi như sau:

+ Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.

+ Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi

+ Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

+ Nhện hút dịch lỏng ở con mồi

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm