Bảng ý nghĩa thực tiễn của lớp giáp xác

Bảng ý nghĩa thực tiễn của lớp giáp xác được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

STT

Các mặt có ý nghĩa thực tiễn

Tên các loài ví dụ

Tên các loài có ở địa phương

1

Thực phẩm đông lạnh

tôm sú, tôm he

tôm sú

2

Thực phẩm khô

tôm he, tôm bạc

tôm bạc

3

Nguyên liệu để làm mắm

tôm, tép, cáy

tôm, tép

4

Thực phẩm tươi sống

tôm ,cua, ghẹ, ruốc

tôm, cua

5

Có hại cho giao thông thủy

sun

sun

6

Kí sinh gây hại cá

chân kiếm kí sinh

chân kiếm kí sinh

1. Động vật giáp xác là gì?

Động vật giáp xác còn gọi là động vật vỏ giáp hay động vật thân giáp là một nhóm lớn các động vật chân khớp thường được coi như là một phân ngành, sống ở nước, hô hấp bằng mang.

Động vật giáp xác hay động vật vỏ giáp.

Hầu hết các loài giáp xác sống ở biển, bên cạnh đó cũng có nhiều loài sống ở nước ngọt Một vài nhóm giáp xác sống ở trên cạn không phải là những động vật thực sự thành công về mặt tiến hóa vì hầu hết chúng vẫn đòi hỏi một môi trường ẩm ướt để tồn tại.

2. Hình dạng

Tất cả động vật giáp xác có hình dạng phần đầu-ngực giáp với nhau, cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng cáp, có loại vỏ có màu rất đẹp hay rất mỏng manh và trong suốt.

Cũng như tất cả các thành viên khác trong ngành động vật chân đốt, giáp xác trưởng thành có cơ thể và chân phân đốt. Các đốt thường liên kết lại tạo thành 2 phần phân biệt là đầu-ngực và bụng.

Phần lớn động vật giáp xác trong nhóm lớn có phần đầu và ngực hợp lại thành phần đầu-ngực, phần này được bảo vệ bởi một phần của bộ xương ngoài khá lớn và được gọi là giáp đầu ngực. Trên đầu có hai cặp râu, một mắt điểm, hai mắt kép và 3 cặp phụ miệng.

Các phần phụ của giáp xác đã trải qua quá trình tiến hóa để thích nghi một cách đa dạng với các chức năng khác nhau như: Bơi, bò, cơ quan cảm giác. Nhiều loài có cặp chân ngực thứ nhất biến đổi thành vuốt hoặc càng.

Các mang thường được gắn ở phần gốc của các cặp chân ngực, vận động của chân ngực sẽ tạo dòng nước chảy qua mang, giúp cho quá trình hô hấp diễn ra.

3. Vai trò của lớp giáp xác

Hầu hết giáp xác là có lợi như : tôm sông, tôm hùm, tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy... Một số giáp xác có giá trị xuất khẩu cao. Tuy thế một số nhỏ giáp xác có hại như : truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ tàu thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước.

4. So sánh các phần cơ thế của lớp giáp xác với lớp hình nhện

Nhện giống Giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

5. Câu hỏi trắc nghiệm về đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác

Câu 1: Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?

  1. Truyền bệnh giun sán.
  2. Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt.
  3. Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Hầu hết các giáp xác đều có hại cho con người.
  2. Các giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài cá.
  3. Giáp xác chỉ sống được trong môi trường nước.
  4. Chân kiếm sống tự do là thủ phạm gây chết cá hàng loạt.

Câu 3: Những loài giáp xác nào dưới đây có hại cho động vật và con người?

  1. Sun và chân kiếm kí sinh
  2. Cua nhện và sun
  3. Sun và rận nước
  4. Rận nước và chân kiếm kí sinh

Câu 4: Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào?

  1. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực.
  2. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực.
  3. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái.
  4. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái.

Câu 5: Môi trường sống và khả năng di chuyển của con sun lần lượt là gì?

  1. Sống ở nước ngọt, cố định.
  2. Sống ở biển, di chuyển tích cực.
  3. Sống ở biển, cố định.
  4. Sống ở nước ngọt, di chuyển tích cực.

Câu 6: Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

  1. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt.
  2. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người.
  3. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng.
  4. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người.

Câu 7: Ở cua, giáp đầu – ngực chính là

  1. mai
  2. tấm mang.
  3. càng.
  4. mắt.

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?

  1. Sinh sản nhanh.
  2. Sống thành đàn.
  3. Khả năng di chuyển kém.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Động vật nào dưới đây không sống ở biển?

  1. Rận nước.
  2. Cua nhện.
  3. Mọt ẩm.
  4. Tôm hùm.

Câu 10: Điền số liệu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : Lớp Giáp xác có khoảng … loài.

  1. 10 nghìn
  2. 20 nghìn
  3. 30 nghìn
  4. 40 nghìn

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

A

B

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

A

C

B

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bảng ý nghĩa thực tiễn của lớp giáp xác. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 30
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm