Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hệ sinh dục của lớp bò sát

Hệ sinh dục của lớp bò sát được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hệ sinh dục của lớp bò sát

Trả lời

- Hệ sinh dục bò sát nằm ở hai bên cột sống: Tuyến sinh dục đực là đôi tinh hoàn lớn màu trắng hình dạng thay đổi, tinh quản là ống Volff, có cơ quan giao cấu (có thể có một hoặc hai). Cơ quan giao cấu có 2 loại: Ngọc hành kép có ở thằn lằn và rắn, khi giao phối chỉ có 1 ngọc hành cắm vào huyệt sinh dục của con cái. Ngọc hành đơn có ở rùa, cá sấu. Ở cá sấu ngọc hành còn hình thành quy đầu như ở thú.

- Tuyến sinh dục cái là hai buồng trứng có kích thước khác nhau. Buồng trứng của thằn lằn và rắn rỗng như ở cá, còn của rùa và cá sấu thì đặc như chim, thú. Hai buồng trứng của rùa và cá sấu thì rộng và xếp ngang hàng, còn của thằn lằn và rắn thì hẹp và xếp so le. Ống dẫn trứng gồm hai ống rỗng, là ống Munle, một đầu thông với phần trước khoang bụng có loa kèn, đầu sau là huyệt. Ống dẫn trứng của rùa và cá sấu phân thành nhiều phần: Phần phễu đó trứng, phần tiếp theo tiết lòng trắng trứng, phần cuối là nơi tiết vỏ đá vôi thông với âm đạo. Hai ống dẫn của một số loài bò sát có độ dài không giống nhau.

- Trứng bò sát có kích thước lớn hơn lưỡng cư, có nhiều noãn hoàn phát triển trực tiếp, có vỏ dai do thấm thêm canxi.

Bipes Biporus là một loại thằn lằn có hình dáng hết sức đặc biệt khi khoác lên mình bộ dáng nửa giun, nửa rắn, thậm chí còn có cả 2 chân trước. Loài vật này chỉ sinh sống tại vùng biển Baja California thuộc Mexico.

- Bipes Biporus còn được gọi là thằn lằn chuột chũi khi suốt ngày đào hàng và dành thời gian ở dưới lòng đất để tìm thức ăn. Đây là chủng loài có nhiều vảy nhất (tính trong lớp bò sát gồm rắn và thằn lằn) và có số lượng "cư dân" khá đông đúc.

Thằn lằn Agama đầu đỏ là một trong số những loài bò sát đẹp nhất hành tinh. Với chiều dài từ 35 đến 38 cm, Agama chủ yếu sống ở châu Phi. Màu sắc trên khuôn mặt và cơ thể của một con Agama đực trở nên rực rỡ vào thời điểm nóng nhất trong ngày. Sự tương phản giữa khuôn mặt màu đỏ và cơ thể xanh khiến con vật trở nên nổi tiếngvới tên gọi “thằn lằn siêu nhân”.

Rùa Iguana tại quần đảo Galapagos của Tây Ban Nha là loài bò sát ăn rong biển. Màu sắc của chúng là sự pha trộn giữa nâu, hồng, xanh nhạt và xanh lá cây. Chúng thường dùng hàm răng sắc nhọn để “bào” rong biển ở những mỏm đá. Với hình dáng xù xì, người ta gọi chúng là “quái vật xấu xí”.

Rắn rồng là một trong những loài bò sát quý hiếm và khó bắt gặp nhất trên thế giới. Loài rắn này có độc nhưng nọc độc của nó không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. “Truyền nhân” của rồng châu Á này sống chủ yếu tại một số quốc gia thuộc Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar,Brunei,… Chúng được tìm thấy ở khu vực ẩm ướt, đặc biệt là đồng lúa hoặc khe suối

Rắn độc Viper là một trong số những kẻ săn mồi hiệu quả và đáng sợ nhất trên hành tinh. Thức ăn của loài rắn này thường là những con mồi nhỏ, song chúng cũng dễ dàng tấn công con người và gây nên hậu quả nghiêm trọng. Do sở hữu bộ da có màu sắc rực rỡ nên Viper trở thành một trong số những loài đẹp nhất trong họ hàng nhà rắn. Ngoài ra, bộ sừng trên đầu và đuôi nhện dị thường khiến rắn Viper trở nên hấp dẫn một cách kỳ lạ.

Không giống các loài “hiền lành” khác, rùa Mata Mata tới từ vùng Amazon của Nam Mỹ có thể tiếp cận và dùng hàm răng sắc nhọn xénát con mồi như các loài chim sống dưới nước, động vật không xương sống và cá. Chúng sống trong cùng loài cá cọp và cá heo sông. Mata Mata là loài rùa kỳ lạ nhất thế giới.

Điểm đặc biệt của rắn ăn trứng châu Phi là chúng không có nọc độc và răng nanh. Do đó, khi nhận thấy mối nguy hiểm đang rình rập, con vật này sẽ lượn tròn cơ thể nhiều “hoa văn” của mình để hù dọa và làm hoa mắt đối phương. Điều này đã khiến cho những đối thủ to lớn khác phải e dè loài rắn này.

- Không những thế, rắn châu Phi còn sở hữu cho mình một bộ hàm rất linh hoạt, giúp chúng nuốt chửng những quả trứng to gấp 10 lần trọng lượng cơ thể một cách dễ dàng. Thức ăn này sẽ bị phá vỡ sau khi được đẩy xuống bụng. Khi hấp thụ hết chất dinh dưỡng, vỏ trứng tự khắc sẽ bị đào thải ra ngoài.

Thằn lằn Agama còn được gọi là thằn lằn người nhện, có thân hình hết sức sặc sỡ khi có một cái đầu đỏ, mình xanh. Có thể nói rằng con vật này là một trong những loài bò sát đẹp nhất hành tinh.

- Agama có chiều dài trung bình từ 6-9 inch và mỗi lần sinh sản từ 6-8 quả trứng. Điều đặc biệt là tuổi thọ của loài thằn lằn này có thể lên đến 15 năm nếu được nuôi dưỡng đúng cách.

- Vì vẻ ngoài đẹp đẽ cùng với tính tình hiền lành, nhút nhát, mà thằn lằn Agama đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi tình trạng săn bắt loài vật này rất cao.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hệ sinh dục của lớp bò sát. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm