Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?
VnDoc xin giới thiệu bài Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?
Câu hỏi: Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?
- Hô hấp bằng mang.
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
- Hô hấp bằng phổi.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Hô hấp bằng mang
I. Các loại thân mềm sống trong nước
1. Khái niệm ngành thân mềm
Ngành Thân mềm (còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn, danh pháp khoa học: Mollusca) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
2. Số lượng loài
Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 93. 000 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc và hơn 70. 000 loài tuyệt chủng. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
Có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước mà còn về cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa dạng về ứng xử và môi trường sống. Ngành này được chia thành 9 hoặc 10 lớp, trong đó 2 lớp tuyệt chủng hoàn toàn. Các loài chân đầu (Cephalopoda) như mực ống, mực nang và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh cao nhất trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực khổng lồ hay mực ống khổng lồ là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến. Năm 1877, người ta đã phát hiện xác của loài này dạt vào ven bờ Đại Tây Dương, dài 18m (kể cả tua miệng), cả cơ thể nặng khoảng hơn một tấn. Động vật chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được phân loại, chúng chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. Nghiên cứu khoa học về động vật thân mềm được gọi là nhuyễn thể học (Malacology)
3. Đặc điểm chung của ngành thân mềm
Ngành Thân mềm (gồm trai, ốc sên, mực…) có đặc điểm chung như sau:
– Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là đặc điểm chỉ có ở ngành Thân mềm.
– Giữa áo và cơ thể thường có một khoang gọi là khoang áo, là nơi có cơ quan hô hấp (thường là mang) phát triển.
– Ở đa số thân mềm, lớp áo tiết ra lớp vỏ đá vôi phủ ngoài. Ở mặt bụng có một túi lồi gọi là chân, có cơ phát triển và là cơ quan di chuyển.
– Thân mềm đều có tim chia ngăn phát triển và có hệ tuần hoàn hở.
– Hệ thần kinh thân mềm gồm: một số đôi hạch có dây thần kinh nối với nhau như các đôi: hạch não, hạch chân, hạch áo, hạch thân… thuộc kiểu hạch thần kinh phân tán.
– Về sinh sản: thân mềm phân tính. Tuy nhiên một số thân mềm lưỡng tính (như ốc sên).
– Đa số các loài thân mềm sống ở nước, hầu hết ở biển. Chúng có cấu tạo và lối sống rất đa dạng, về số lượng loài, ngành Thân mềm chỉ ở sau ngành Chân khớp.
Hệ thần kinh của Thân mềm phát triển và tập trung hơn Giun đốt, hạch não phát triển. Mực có “hộp sọ” (bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sống. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.
Ví dụ:
- Tập tính đẻ trứng ở ốc sên:
+ Ốc sên có tập tính đào lỗ đẻ trứng để bảo vệ nòi giống
+ Nhờ có hệ thần kinh phát triển làm cơ sở tập tính và các giác quan phát triển
- Tập tính ở mực:
+ Mực có tập tính rình mồi đến để bắt, tự vệ bằng cách phun hỏa mù
II. Loài chân khớp sống trong nước
1. Khái niệm ngành chân khớp
Động vật Chân khớp hay Động vật Chân đốt là những động vật không có xương sống, có một bộ xương ngoài (bộ xương vĩnh viễn), một cơ thể chia đốt và những đốt phụ, thuộc Ngành Chân khớp (Arthropoda). Ngành này gồm 4 phân ngành (Hexapoda, Chelicerata, Myriapoda và Crustacea) chia thành 15 lớp
Ước tính có khoảng 1.170.000 loài động vật chân khớp đã được miêu tả, và chúng chiếm hơn 80% tất cả các loài động vật còn sống đã được biết đến. Một nghiên cứu khác ước tính rằng có khoảng từ 5 đến 10 triệu loài còn tồn tại, bao gồm đã miêu tả và chưa miêu tả. Ước tính tổng số loài còn sống là cực kỳ khó khăn do nó thường phụ thuộc vào một loại các giả thiết để mở rộng quy mô tính toán ở từng khu vực đặc biệt nhân lên cho toàn thế giới.
Chúng là các sinh vật quan trọng trong các hệ sinh thái biển, nước ngọt, đất liền và trong không khí, và là một trong hai nhóm động vật chính đã thích nghi trong các môi trường khô; nhóm còn lại là amniote, là những loài còn sống là bò sát, chim và thú. Một phân nhóm động vật chân khớp là côn trùng, đây là nhóm có nhiều loài nhất trong tất cả các hệ sinh thái trên cạn và nước ngọt
Một số loài động vật chân đốt nổi tiếng bao gồm côn trùng, động vật giáp xác (tôm, cua…), nhện, cũng như bọ ba thùy. Động vật chân đốt được tìm thấy trong hầu hết hệ sinh thái bao gồm: biển (đại dương), ao hồ, sông suối và đất liền. Trong quá khứ, chúng đã từng thay đổi môi trường sống, tập tính và sở thích ăn uống.
2. Đặc điểm của ngành chân khớp
* Cấu tạo
Mặc dù có hàng triệu loài trên thế giới, nhưng chúng có chung các đặc điểm cấu tạo cơ thể. Tất cả động vật chân khớp đều có bộ khung xương cứng (bộ xương ngoài), cấu tạo chủ yếu từ chitin. Ở một số loài, lipid, protein, và canxi cacbonat cũng đóng vai trò trong bộ xương ngoài.
Bộ xương bên ngoài cung cấp khả năng bảo vệ cho chúng cũng như hỗ trợ cho cơ thể phát triển. Bộ xương ngoài không thể tự phát triển lớn hơn, và nó được thay thế liên tục trong quá trình phát triển của động vật. Quá trình này được gọi là quá trình lột da, cho phép cơ thể động vật phát triển lớn hơn và hình thành một bộ xương ngoài mới
Cơ thế chúng được chia thành nhiều phân đoạn. Về cơ bản chúng có cấu tạo gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Tuy nhiên ở một số loài phần đầu và ngực hợp nhất với nhau.
Arthropods có nghĩa là khớp chân. Ở động vật chân đốt tiền sử, mỗi phân đoạn cơ thể được liên kết với một cặp phụ. Tuy nhiên, động vật chân đốt ngày nay đã biến đổi các phần phụ đó thành miệng, râu hoặc cơ quan sinh sản. Phần phụ của chúng có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh.
Một số động vật chân khớp đã phát triển rất mạnh các cơ quan cảm giác. Hầu hết các loài đều có mắt hợp chất, và nhiều loài cũng có mắt đơn giản (ocelli). Động vật chân đốt có hệ thống tuần hoàn hở (không có mạch máu) bao gồm một ống tim và một hemocoel hở (chứa máu). Động vật chân đốt cũng có phần ruột hoàn chỉnh với hai lỗ, miệng và hậu môn.
* Hô hấp
Sự trao đổi chất trong ngành này có rất nhiều cách. Một số loài có mang, trong khi số khác sử dụng khí quản, hoặc phổi. Hệ thống hô hấp bao gồm các lỗ mở bên ngoài da được gọi là spiracles, nó liên kết với một hệ thống các ống nhánh cho phép các khí hô hấp di chuyển vào các mô bên trong.
* Cơ quan thần kinh
Động vật chân đốt có bộ não cũng như các dây thần kinh quanh nằm tại khu vực hầu, trong khoang miệng. Một dây thần kinh kép kéo dài về phía sau dọc theo mặt bụng cơ thể, và mỗi phần cơ thể được liên kết với một hạch thần kinh.
* Giới tính
Hầu hết các động vật thuộc ngành chân khớp đều có giới tính riêng biệt. Việc sinh sản diễn ra thường xuyên và tất cả đều đẻ trứng. Để trưởng thành, chúng trải qua kiểu biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn tùy thuộc vào loài.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.