Trùn quế có phải là giun đất?
Trùn quế có phải là giun đất? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Trùn quế có phải là giun đất?
Câu hỏi: Trùn quế có phải là giun đất?
Lời giải:
Trùn quế hay giun quế, giun đỏ (Perionyx excavatus) là một loài giun đất được sản xuất thương mại. Loài này được bán trên thị trường vì có khả năng tạo ra bột trùn mịn để làm phân bón một cách nhanh chóng. Từ đó ta thấy được trùn quế chính là giun đất.
Đặc điểm trùn quế
Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thải ở Philippines, Australia và một số nước khác
Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 10–15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín tuỳ theo tuổi, màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài, nối với nhau bằng nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Trùn quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng.
Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải dưới dạng Amonia và Ure. Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng. Thức ăn sau khi qua hệ thống tiêu hoá với nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, chúng thải phân ra ngoài và những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hoá này cũng theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở màng dinh dưỡng trong một thời gian dài.
Giun quế rất nhạy cảm, chúng có phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhật với giun quế từ 20 – 27oC, độ ẩm thích hợp là 60 – 70%. Giun quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có pH ổn định (khoảng 7 – 7,5). Giun có khả năng chịu được phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.
Sinh sản của trùn quế
Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Từ một cặp giun ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1000 – 1500 cá thể trong một năm.
Là động vật lưỡng tính, giun quế có đai sinh dục và lỗ sinh dục nằm ở phía đầu cơ thể, có thể giao phối chéo cho nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén sau khi hình thành sẽ di chuyển về phía đầu và rơi ra đất để nở thành giun con.
Lợi ích của trùn quế
Trong nông nghiệp
Phân trùn quế giúp cải tạo đất: Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng đa lượng (đạm, lân, kali), trung lượng (canxi, magie, lưu huỳnh). Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được cây hấp thu ngay không như những phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây trồng hấp thụ. Chất mùn trong phân trùn loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất, nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng. Do vậy, phân trùn quế hạn chế khả năng gây hại cho cây trồng.
- Phân trùn quế có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Điều này ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng.
- Acid Humid trong phân trùn quế, kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay cả nồng độ thấp, aid humid như chất nền để vi khuẩn trong đất sinh trưởng, phát triển.
- Phân trùn quế tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có dạng hình khối, nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như khả năng giữ nước, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm được lâu.
- IAA (Indol acetic acid) có trong phân trùn như những chất kích sinh trưởng.
Phân bón lá chế biến từ trùn hay còn gọi là dịch trùn quế: Đây là sản phẩm phân bón lá được sản xuất từ trùn thịt thông qua quá trình thủy phân bằng enzyme sinh học, chứa một hỗn hợp acid amin dạng dễ hấp thu cho cây trồng cũng như vật nuôi, ngoài ra còn được bổ sung đa trung vi lượng để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cây trồng, bên cạnh đó còn chứa acid fulvic và acid humic là 2 loại a xít hữu cơ có lợi cho đất và rễ cây phát triển toàn diện, và hoàn toàn không có chứa các chất độc hại.
Thức ăn lý tưởng nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
Trùn là loại thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.
Với hàm lượng protein thô chiếm 70% trọng lượng khô, hàm lượng đạm của trùn tương đương với bột cá, thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Trùn còn hội đủ 17 loại axit amin trong đó có 9 loại axit amin không thay thế, nhiều vitamin B1, B3, B12, B6; chất khoáng cần thiết cho gia súc P, Ca, Fe; gia cầm và thủy sản. Đặc biệt, trùn còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên, mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột trùn sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn với vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá.
Trùn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Trùn có sức tiêu hóa lớn. Một tấn trùn có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của trùn để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt.
Nguồn dược liệu quí
Từ xa xưa, loài người đã sử dụng trùn đất để làm thuốc. Ở Trung Quốc, việc sử dụng trùn đất trong y học đã có lịch sử hơn 1.000 năm. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” nổi tiếng của y học cổ truyền Trung Hoa có ghi chép: “Trùn là nguyên liệu sản xuất 40 bài thuốc, chữa được rất nhiều loại bệnh”.
Y học cổ truyền của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã dùng trùn đất để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gãy tay chân vv…
Loại axid amin tyrosin trong trùn có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi của bề mặt cơ thể, tăng tán nhiệt, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Dung dịch cồn của trùn, có tác dụng giảm huyết áp từ từ và giữ được lâu bền, sử dụng rất tốt cho người cao huyết áp.
Rượu thuốc lumbrokinase làm từ trùn đất đã thanh trùng, ngâm rượu, đến khi có màu nâu đậm, đem ra sử dụng sẽ giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và mỡ máu ở người cao tuổi. Trong cơ thể trùn có chất xúc tác, có tác dụng co bóp cổ tử cung, trợ giúp sản phụ dễ dàng khi đẻ. Thành phần đạm trong chiết suất của trùn, có tác dụng giãn nở khí quản, trị bệnh hen suyễn.
Nhờ việc chứa hàm lượng rất cao của axit linoleic, cùng khoáng chất vi lượng đặc hiệu chống oxy hóa, trùn giúp tăng năng lực sát khuẩn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, nên tăng được khả năng chống ung thư, giảm hội chứng thiểu năng trí tuệ (bệnh Dow) ở trẻ em, ổn định sự hoạt động của cơ tim nên phòng được các bệnh bất thường về tim, ngăn ngừa viêm gan, loét dạ dày, viêm đường ruột, thấp khớp, viêm họng, tiểu đường, yếu về sinh lý. Hàm lượng Zn có trong trùn giúp điều trị đối với những trẻ em biếng ăn, tóc thưa, chậm lớn, ngăn ngừa sự phát triển không bình thường về tri giác và thính giác ở trẻ em. Ngoài ra, nó còn điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ngủ kém, khứu giác bất thường.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trùn quế có phải là giun đất? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.