Cấu tạo của San hô

Cấu tạo của San hô được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cấu tạo của San hô

Lời giải:

- Cấu tạo của san hô: San hô sống thành tập đoàn, mỗi cá thể của tập đoàn có cấu tạo gồm:

* Lỗ miệng

* Tua miệng

+ Khi dùng xilanh bơm mực tím vào một lỗ nhỏ trên đoạn xương san hô ta thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô. nhờ có sự liên thông này nên cá thể này có thể kiếm thức ăn nuôi cá thể kia.

+ Lớp ngoài cơ thể san hô tiết ra được lớp đá vôi dạng đế hoa để làm phần giá đỡ cho cơ thể sống trùm lên trên làm cho nửa trên cử động được còn nửa dưới bất động dính lại với nhau tạo lên bộ xương đá vôi.

I. Khái quát về ngành Ruột khoang

Ngành Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy thức, còn hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Các đại diện thường gặp như sứa, hải quỳ, san hô.

Ngành Ruột khoang rất đa dạng và phong phú:

+ Số lượng loài nhiều

+ Cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú

+ Các loài có kích thước và hình dạng khác nhau

1. Sứa

- Cơ thể hình dù, miệng ở phía dưới, di chuyển bằng cách co bóp dù, có đối xứng tỏa tròn, tự vệ bằng TB gai.

- Có cấu tạo chung giống nhau sứa thích nghi với lối sống ở biển khi di chuyển sứa co bóp dù, đấy nước ra qua lỗ miệng tiến về phía ngược lại

- Sứa có cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội trong nước là:

+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn

+ Miệng ở phía dưới, có tế bào tự vệ

+ Di chuyển bằng cách co bóp dù

- Cấu tạo cơ thể sứa: Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dầy chứa nhiều chất keo trong suốt giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

+ Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.

+ Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù.

+ Phía miệng có miệng và các tua miệng.

+ Bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù (tự vệ bằng gai).

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

- Thành phần chủ yếu của sứa là nước vì vậy chúng nổi trên mặt nước.

- Có một số loại sứa ăn được có tác dụng giải khát: sứa sen, sứa rô …

- Di chuyển: Khi di chuyển, sứa co bóp dù → đẩy nước ra qua lỗ miệng → tiến về phía trước và ngược lại.

2. Hải quỳ

- Hải quỳ gồm nhiều loài khác nhau, đa số cơ thể có hình trụ, nhiều màu sắc.

- Cấu tạo của hải quỳ:

+ Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám.

+ Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

- Đời sống: sống bám vào bờ đá và ăn động vật nhỏ.

- Di chuyển: hải quỳ chủ yếu sống bám vào đá hoặc các sinh vật khác. Hải quỳ sống dựa vào tôm ở nhờ mà di chuyển được và xua đuổi kẻ thù, giúp loài tôm nhút nhát này tồn tại. Cả hai bên đều có lợi.

3. San hô

- San hô có nhiều hình dạng khác nhau, màu sắc đa dạng.

- Cấu tạo của san hô: San hô sống thành tập đoàn, mỗi cá thể của tập đoàn có cấu tạo gồm:

* Lỗ miệng

* Tua miệng

+ Khi dùng xilanh bơm mực tím vào một lỗ nhỏ trên đoạn xương san hô ta thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô. nhờ có sự liên thông này nên cá thể này có thể kiếm thức ăn nuôi cá thể kia.

+ Lớp ngoài cơ thể san hô tiết ra được lớp đá vôi dạng đế hoa để làm phần giá đỡ cho cơ thể sống trùm lên trên làm cho nửa trên cử động được còn nửa dưới bất động dính lại với nhau tạo lên bộ xương đá vôi.

II. Trắc nghiệm

Câu 1: Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển

  1. San hô
  2. Hải quỳ
  3. Thủy tức
  4. Sứa

Câu 2: Hải quỳ và san hô đều sinh sản

  1. Sinh sản vô tính
  2. Sinh sản hữu tính
  3. Sinh sản vô tính và hữu tính
  4. Tái sinh

Câu 3: Loài nào có khung xương đá vôi cứng chắc

  1. Hải quỳ
  2. San hô
  3. Sứa
  4. Thủy tức

Câu 4: Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài

  1. 5 nghìn loài
  2. 10 nghìn loài
  3. 15 nghìn loài
  4. 20 nghìn loài

Câu 5: Loài ruột khoang nào không có khả năng di chuyển

  1. Thủy tức
  2. Sứa
  3. San hô
  4. Cả b, c đúng

Câu 6: Loài ruột khoang nào sống ở môi trường nước ngọt

  1. Sứa
  2. San hô
  3. Thủy tức
  4. Hải quỳ

Câu 7: Sứa di chuyển bằng cách

  1. Di chuyển lộn đầu
  2. Di chuyển sâu đo
  3. Co bóp dù
  4. Không di chuyển

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cấu tạo của San hô. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 39
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm