Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

  1. Vì chúng có ruột dạng túi.
  2. Vì chúng không có cơ quan hô hấp.
  3. Vì chúng không có hậu môn.
  4. Vì chưa có hệ thống tuần hoàn.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp.

Thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể vì chúng không có cơ quan hô hấp

1. Khái quát về thủy tức

- Thủy tức hay thủy tức nước ngọt là tên của một chi động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm, đìa...có hình ống dài, có nhiều tua (xúc tu) đối xứng để bám vào các giá thể và di chuyển theo kiểu sâu đo và lộn đầu. Tên của chi này theo danh pháp khoa học là Hydra.

- Chúng có nguồn gốc ở vùng ôn đới và nhiệt đới. Các nhà sinh học đặc biệt quan tâm đến thủy tức vì khả năng tái sinh của chúng - chúng dường như không chết vì tuổi già, hoặc không bao giờ già.

2. Hình dạng ngoài và di chuyển

Cơ thể thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. Nếu nuôi thuỷ tức trong lọ, chúng luôn di chuyển về phía ánh sáng theo 2 cách.

Có hai cách di chuyển của thủy tức:

- Di chuyển kiểu sâu đo: di chuyển từ trái sang, đầu tiên cắm đầu xuống làm trụ sau đó co duỗi, trườn cơ thể để di chuyển

- Di chuyển kiểu lộn đầu:di chuyển từ trái sang, để làm trụ cong thân,đầu cắm xuống, lấy đầu làm trụ cong thân, sau đó cắm xuống đất di chuyển tiếp tục như vậy.

3. Cấu tạo trong

- Thành cơ thể có hai lớp:

+ Lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì-cơ, tế bào sinh sản

+ Lớp trong: tế bào mô cơ-tiêu hóa

- Giữ 2 lớp là tầng keo lỏng

- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi)

Bảng. Cấu tạo, chức năng một số tế bào thành cơ thể thủy tức

Cấu tạo và chức năng của thủy tức

a, Lớp ngoài:

- Lớp ngoài gồm 4 loại tế bào:

+ Tế bào gai: Tế bào hình túi có gai cảm giác ở phía ngoài (1); có sợi rỗng dài, nhọn, xoắn lộn vào trong (2). Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.

+ Tế bào thần kinh: Tế bào hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong tỏa nhánh, liên kết nhau tạo mạng thần kinh hình lưới.

+ Tế bào sinh sản:

Tế bào trứng (3) hình thành từ tuyến hình cầu (5) ở thành cơ thể.

Tinh trùng (4) hình thành từ tuyến hình vú (ở con đực).

+ Tế bào mô bì – cơ:

Chiếm phần lớn lớp ngoài: phần ngoài che chở, phần trong liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.

- Lớp trong là tế bào mô cơ - tiêu hóa. Chiếm chủ yếu lớp trong: phần trong có hai roi và không bào tiêu hóa, làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn là chính. Phần ngoài liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều ngang.

- Giữa hai lớp là tầng keo mỏng.

- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi).

4. Dinh dưỡng

- Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thuỷ tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phái mồi (một con rận nước) lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.

- Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp. Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.

5. Sinh sản

Thủy tức có 3 hình thức sinh sản:

- Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.

- Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và sinh dục cái:

+ Tế bào trứng được tinh trùng khác của thủy tức đến thụ tinh.

+ Sau khi thụ tinh trứng phân cắt nhiều lần → thủy tức con

+ Sinh sản hữu tính thường xảy ra vào mùa lạnh, ít thức ăn.

- Tái sinh: Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển. Thủy tức có khả năng tái tạo toàn bộ cơ thể khi chỉ còn 1 bộ phận trong điều kiện môi trường đặc biệt.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm