Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang
VnDoc xin giới thiệu bài Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang
Câu hỏi: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang?
Lời giải:
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
+ Sống dị dưỡng.
+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.khoang cơ thể rỗng (chưa phân hóa)
+ Ruột dạng túi. (gọi là ruột khoang)
+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.
Vai trò của ngành ruột khoang là gì?
* Lợi ích trong tự nhiên
- Ngành ruột khoang có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương, cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật.
- Ngành ruột khoang tạo ra một cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo và là điều kiện để phát triển du lịch như đảo san hô vùng nhiệt đới.
* Lợi ích đối với đời sống
- Ngành ruột khoang là nguyên liệu dùng để làm đồ trang sức, trang trí như vòng tay, vòng cổ… làm bằng san hô.
- Làm vật liệu xây dựng: san hô đá
- Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô
- Làm thực phẩm: gỏi sứa
* Tác hại của ngành ruột khoang
- Một số loài sứa có thể gây ngứa và độc: sứa lửa
- Cản trở giao thông đường biển: đảo san hô ngầm
* Ngành Ruột khoang rất đa dạng và phong phú thể hiện ở
+ Số lượng loài nhiều: Ngành ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy thức đơn độc, còn hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Các đại diện thường gặp như sứa, hải quỳ, san hô.
+ Cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú.
+ Các loài có kích thước và hình dạng khác nhau.
1. Thủy tức
- Nơi sống: Sống ở nước ngọt, chúng bám vào cây thủy sinh.
- Hình dạng ngoài và di chuyển:
+ Cơ thể có hình trụ dài, đối xứng tỏa tròn. Cơ thể gồm 2 phần:
Phần dưới là đế bám.
Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.
+ Di chuyển bằng 2 cách: Theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu.
- Dinh dưỡng: Thủy tức bắt mồi bằng các tua miệng rồi đưa qua miệng và vào ruột túi, tại đây thức ăn được tiêu hóa chất bã, sau đó được thải ra ngoài qua miệng.
- Sinh sản:
+ Sinh sản vô tính: Bằng cách mọc chồi từ cơ thể mẹ.
+ Sinh sản hữu tính: bằng sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử
+ Tái sinh: Là 1 phần của cơ thể mẹ tạo ra 1 cơ thể mới
2. Sứa
- Cấu tạo cơ thể sứa:
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
+ Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài và lớp trong tạo thành khoang vị. Ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dày, chứa nhiều chất keo trong suốt. Chất này giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
+ Thân của sứa có hình bán cầu, trong suốt.
+ Phía lưng có hình dù, phần bên trên có nhiều tua dù. Phía miệng có miệng và các tua miệng. Phía bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù.
- Nước là thành phần chủ yếu của sứa. Sứa cũng có những đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang. Có một số loại sứa có thể ăn được, có tác dụng giải khát như sứa sen, sứa rô…
- Cách di chuyển của sứa: Khi di chuyển, sứa co bóp dù để đẩy nước ra qua lỗ miệng, sau đó tiến về phía trước và ngược lại.
- So sánh giữa sứa và thủy tức đó là: Sứa và thủy tức đều có cấu tạo chung khá giống nhau. Nhưng sứa dễ thích nghi với đời sống di chuyển ở biển hơn.
3. Hải quỳ
- Cơ thể ngắn, hình trụ
- Miệng ở trên các tua miệng xếp đối xứng
- Tầng keo dày
- Khoang tiêu hóa xuất hiện vách ngăn
- Sống bám vào đá, ăn động vật nhỏ.
4. San hô
- San hô có nhiều hình dạng phong phú và màu sắc đa dạng
- Cấu tạo của san hô:
+ San hô sống thành một tập thể lớn. Mỗi cá thể của tập đoàn có cấu tạo gồm: lỗ miệng và tua miệng. Giữa những cá thể trong tập đoàn san hô đều có sự liên kết với nhau. Cá thể này có thể kiếm thức ăn để nuôi cá thể kia.
+ Lớp ngoài của cơ thể san hô có thể tiết ra đá vôi dạng đế hoa. Nhằm làm phần giá đỡ cho cơ thể sống trùm lên trên làm cho nửa trên cử động được. Còn phần nửa dưới bất động dính lại với nhau tạo lên bộ xương đá vôi.
+ San hô sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi, cơ thể của con không tách rời mà dính lấy cơ thể của mẹ. Những tập đoàn san hô sau nhiều năm liên kết với nhau sẽ tạo ra rạn san hô.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.