Cấu tạo trong của tôm sông
VnDoc xin giới thiệu bài Cấu tạo trong của tôm sông được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Cấu tạo trong của tôm sông
Câu hỏi: Cấu tạo trong của tôm sông
Lời giải:
Cấu tạo trong của tôm sông
Các hệ thống cơ quan bên trong của tôm có thể được phân chia thành các nhóm: hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ cơ, hệ sinh dục, hệ tiết niệu.
- Hệ thần kinh của tôm gồm: có các đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ mắt và từ các ăng ten về bộ não nằm ở gần mắt, phía đầu của vỏ giáp, và các dây thần kinh từ não tỏa đến các cơ, để điều khiển vận động, và bộ phận cơ thể khác, dọc theo một trục đi ở phía dưới bụng tôm.
- Hệ tiêu hóa của tôm gồm: có miệng nằm gần các chân hàm, dẫn thức ăn vào khoang dạ dày, nằm ngay sau não bên trong vỏ giáp và chiếm một thể tích lớn bên trong vỏ giáp. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày, sẽ được đẩy chạy dọc theo ruột, là đường ống nhỏ chạy dọc ở phần phía trên của bụng (chạy dọc lưng), và chất thải được đi ra ở lỗ mở của ruột nằm ở đuôi tôm. Phía cuối dạ dày cũng có đường ống nối với gan, nằm ở phía sau dạ dày bên trong vỏ giáp, là nơi chất dinh dưỡng có thể được dự trữ.
- Hệ hô hấp: có các mang nằm ở sát hai bên thành của mai, phía bên trong mai, gần các chân hàm. Ở một số loài mang còn xuất hiện ở các chân bơi. Nước thường xuyên được chảy qua các mang để cung cấp oxy và mang đi khí cacbonic nhờ vào chuyển động của một số chân hàm, và chân bơi với các mang nằm ở gần chân bơi
- Hệ tim mạch gồm: có tim nằm ở phía sau gan bên trong vỏ giáp và gần tiếp giáp với phần bụng, bơm máu, dẫn dinh dưỡng từ gan và dạ dày, và dẫn ô xy từ hệ hô hấp đến các bộ phận khác qua các mạch máu, gồm có mạch máu chạy dọc ở phần phía trên của bụng (chạy dọc lưng) song song với ruột, và các mạch máu dẫn xuống phía dưới ở trong vỏ giáp, và có thể có thêm mạch máu chạy dọc ở phần phía dưới của bụng, mạch máu đi đến phía đầu...
- Hệ cơ gồm: có các cơ nhỏ nằm trong chân và ăng ten, vận động chân và ăng ten, và một cơ lớn nằm trong bụng, chiếm phần lớn thể tích phần bụng, vận động bụng và đuôi.
- Hệ sinh dục:
+ ở tôm đực gồm: có tinh hoàn nằm ở bên dưới tim và các ống dẫn tinh trùng xuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò (pereiopod) thứ năm.
+ ở tôm cái là: các buồng trứng ở dưới tim và ống dẫn trứng xuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò thứ ba.
Sau khi tôm đực và tôm cái giao phối, các trứng đã thụ tinh bám vào bên dưới của các chân bơi của tôm cái, ngoại trừ tôm pan đan không ôm trứng bằng chân bơi.
- Hệ tiết niệu gồm: có thận, bàng quang và niệu đạo dẫn chất thải ra ngoài, tất cả nằm cạnh nhau và ở phía đầu của tôm, bên trong vỏ giáp, và phía trước miệng.
Môi trường sống của tôm sông
Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hồ... nước ta.
Cấu tạo ngoài
1. Vỏ cơ thế
Giáp đầu - ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.
2. Cấu tạo ngoài của tôm sông
Cơ thể tôm sông chia làm 2 phần:
- Phần đầu – ngực:
+ Giác quan: 2 mắt kép, 2 đôi râu giúp tôm định hướng.
+ Miệng: có các chân hàm giữ và xử lí mồi.
+ Chân ngực: bò và bắt mồi.
- Phần bụng:
+ Các chân bụng: bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.
*Các phần phụ của tôm
STT | Chức năng | Tên các phần phụ | Vị trí các phần phụ | |
Phần đầu – ngực | Phần bụng | |||
1 | Định hướng phát hiện mồi | 2 mắt kép và 2 đôi râu | X | |
2 | Giữ và xử lí mồi | Các chân hàm | X | |
3 | Bắt mồi và bò | Các chân ngực | X | |
4 | Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng | Chân bơi (chân bụng) | X | |
5 | Lái và giúp tôm nhảy | Tấm lái | X |
* Di chuyể n
- Tôm có thế bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.
- Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xòe tấm lái, gặp mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.
* Dinh dưỡng
- Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật (kể cả mồi sống lẫn mồi chết). Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
- Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cấu tạo trong của tôm sông. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.