Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người

VnDoc xin giới thiệu bài Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người?

Lời giải:

* Vai trò của lưỡng cư đối với con người:

- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh: ruồi, muỗi…..

- Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.

- Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

- Tuy nhiên một số lưỡng cư có thể gây độc cho con người như: chất độc trên da, trong gan của cóc

Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

1. Động vật lưỡng cư là gì?

Động vật lưỡng cư : là lớp động vật có xương sống, gồm các loài động vật có xương sống ở cạn nguyên thuỷ như ếch, nhái, cóc, sa giông, cá cóc...

2. Đặc điểm chung của Lưỡng cư

- Môi trường sống: Nước và cạn

- ĐV lưỡng cư: Có bốn chân, chân năm ngón.

- Đai chậu khớp với xương cùng.

- Có tai giữa, không có tai ngoài.

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

- Là động vật biến nhiệt.

- Con trưởng thành có phổi, sống ở cạn, nhưng có thể hô hấp qua lớp da mỏng và ướt. Chỉ sống nơi ẩm ướt.

- Da trần và ướt (không có vảy).

- Thụ tinh ngoài nên phải có nước để sinh sản.

- Ấu trùng thở bằng mang và trải qua quá trình biến thái trước khi đến dạng trưởng thành. Có hiện tượng ấu trùng kéo dài hoàn toàn hay từng phần ở một số như giông hổ (Ambystoma), sống hoàn toàn trong nước nên mang của ấu trùng tồn tại đến lúc trưởng thành và phổi bị teo đi.

=> Lớp LC có vai trò quan trọng trong tiến hoá của động vật có xương sống, là động vật đầu tiên sống trên cạn, là động vật trung gian giữa cá và bò sát. Những đại diện nguyên thuỷ nhất ở kỉ Đêvon như Ichtyostegalia có hộp sọ rất giống hộp sọ của cá, còn Segmouriamorphe ở kỉ Pecmi lại có cấu tạo gần với bò sát. Hóa thạch phổ biến của LC trong trầm tích Đêvon - Triat có hộp sọ bao bọc bởi tấm xương cứng và dày như Stegocephalia. Các đại diện của LC hiện đại chỉ là phần nhỏ của lớp và được chia ra ba bộ, 2 850 loài. LC là động vật có ích, chúng ăn sâu bọ gây hại cho nông nghiệp.

3. Đa dạng về thành phần loài

- Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện được 147 loài.

- Lưỡng cư được chia làm 3 bộ: bộ Lưỡng cư có đuôi, bộ Lưỡng cư không đuôi, bộ Lưỡng cư không chân.

Bộ Lưỡng cư có đuôi

- Đại diện: cá cóc Tam đảo.

- Đặc điểm: có thân dài, đuôi dẹp hai bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.

- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

Bộ Lưỡng cư không đuôi

- Có số lượng loài lớn nhất trong lớp lưỡng cư.

- Đại diện: ếch đồng, ếch cây, cóc nhà.

- Đặc điểm: có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước.

- Đa số hoạt động ban đêm.

Bộ Lưỡng cư không chân​

- Đại diện: ếch giun.

- Đặc điểm: thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun.

- Hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày. Sống trong hang.

4. Đa dạng về môi trường sống và tập tính

- Mỗi loài lưỡng cư có đặc điểm về nơi sống, hoạt động và tập tính tự vệ khác nhau.

Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư

Tên đại diện

Đặc điểm nơi sống

Hoạt động

Tập tính tự vệ

1. Cá cóc Tam Đảo

Chủ yếu sống trong nước

Chủ yếu về đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

2. Ễnh ương lớn

Chủ yếu sống trên cạn

Ban đêm

Dọa nạt kẻ thù

3. Cóc nhà

Ưa sống ở nước hơn trên cạn

Chiều và đêm

Tiết nhựa độc

4. Ếch cây

Chủ yếu sống trên cây, bụi cây

Ban đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

5. Ếch giun

Sống trong hang đất

Cả ngày và đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm