Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ lưỡng cư có đuôi có đặc điểm nào?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Bộ lưỡng cư có đuôi có đặc điểm nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Bộ Lưỡng cư có đuôi có đặc điểm nào?

  1. Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau
  2. Hai chi sau dài hơn hai chi trước
  3. Thiếu chi
  4. Hai chi trước dài hơn hai chi sau

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau

Bộ Lưỡng cư có đuôi có đặc điểm là: Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau

Giải thích:

Bộ Lưỡng cư có đuôi: Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.

1. Sơ lược về bộ lưỡng cư

Động vật lưỡng cư (danh pháp khoa học: Amphibia) là một lớp động vật có xương sống máu lạnh. Tất cả các loài lưỡng cư hiện đại đều là phân nhánh Lissamphibia của nhóm lớn Amphibia này. Động vật lưỡng cư phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có phổi thở không khí, mặc dù vài loài đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau để bảo vệ hoặc bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước dễ gặp nguy hiểm. Da được dùng như cơ quan hô hấp phụ, một số loài kỳ giông và ếch thiếu phổi phụ thuộc hoàn toàn vào da.

Động vật lưỡng cư có hình dáng giống bò sát, nhưng bò sát, cùng với chim và động vật có vú, là các loài động vật có màng ối và không cần có nước để sinh sản. Trong những thập kỷ gần đây, đã có sự suy giảm số lượng của nhiều loài lưỡng cư trên toàn cầu.

2. Vai trò của bộ lưỡng cư

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi.

Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đổng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.

Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

3. Bộ lưỡng cư đa dạng về thành phần loài

- Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện được 147 loài.

- Đặc điểm:

+ Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.

+ Sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt.

- Lưỡng cư được chia làm 3 bộ: bộ Lưỡng cư có đuôi, bộ Lưỡng cư không đuôi, bộ Lưỡng cư không chân.

Bộ Lưỡng cư có đuôi

- Đại diện: cá cóc Tam đảo. Bộ Caudata (tiếng Latin cauda nghĩa là "đuôi") bao gồm các loài kỳ giông, sa giông và cá cóc-có cơ thể thuôn dài, phổi kém phát triển và hầu hết có hình dạng giống thằn lằn. Chúng không có quan hệ họ hàng gì gần với thằn lằn. Chúng có da trần không vảy, thiếu móng vuốt, đuôi thường dẹp và đôi khi có dạng vây.

- Đặc điểm: có thân dài, đuôi dẹp hai bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.

- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

Bộ Lưỡng cư không đuôi

- Có số lượng loài lớn nhất trong lớp lưỡng cư. Bộ Không đuôi có phạm vi phân bố rộng, từ miền nhiệt đới tới vùng cận bắc cực, nhưng nơi tập trung sự đa dạng loài nhất rừng mưa nhiệt đới. Hiện có khoảng 4.800 loài được ghi nhận, hơn 85% số loài lưỡng cư hiện đại. Đây cũng là bộ động vật có xương sống đa dạng thứ năm.

- Đại diện: ếch đồng, ếch cây, ễnh ương và cóc nhà.

- Đặc điểm: có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước.

- Đa số hoạt động ban đêm.

Quần thể các loài thuộc bộ này đã suy giảm đáng kể từ những năm 1950. Hơn một phần ba số loài được coi là bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng và hơn một trăm hai mươi loài được cho là đã bị tuyệt chủng từ những năm 1980. Số lượng các cá thể ếch di tật đang tăng và loại bệnh nấm chytridiomycosis nổi lên, đã lan rộng trên toàn thế giới. Các nhà sinh học bảo tồn đang làm việc để tìm hiểu nguyên nhận của các vấn đề này và giải quyết chúng. Ếch có giá trị làm thức ăn cho con người và cũng có nhiều vai trò văn hóa trong văn học, biểu tượng và tôn giáo.

Bộ Lưỡng cư không chân​

- Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính chui luồn trong hang.

- Hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày.

4. Đa dạng về môi trường sống và tập tính

- Mỗi loài lưỡng cư có đặc điểm về nơi sống, hoạt động và tập tính tự vệ khác nhau.

Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư:

Tên đại diện

Đặc điểm nơi sống

Hoạt động

Tập tính tự vệ

1. Cá cóc Tam Đảo

Chủ yếu sống trong nước

Chủ yếu về đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

2. Ễnh ương lớn

Chủ yếu sống trên cạn

Ban đêm

Dọa nạt kẻ thù

3. Cóc nhà

Ưa sống ở nước hơn trên cạn

Chiều và đêm

Tiết nhựa độc

4. Ếch cây

Chủ yếu sống trên cây, bụi cây

Ban đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

5. Ếch giun

Sống chui luồn trong hang đất

Cả ngày và đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bộ lưỡng cư có đuôi có đặc điểm nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm