Lớp chim được chia thành mấy nhóm?

Lớp chim được chia thành mấy nhóm? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Các nhóm chim

Lớp Chim được chia thành ba nhóm sinh thái lớn: Nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.

Nhóm chim chạy

- Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng.

- Đặc điểm cấu tạo: Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.

- Đa dạng: Bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.

- Đại diện: Đà điểu Phi, đà điểu Mỹ và đà điểu úc.

Nhóm chim bơi

- Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, sống thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.

- Đặc điểm cấu tạo: Bộ xương cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi.

- Đa dạng: Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán cầu.

- Đại diện: Chim cánh cụt.

Nhóm Chim bay

- Đời sống: Nhóm Chim bay gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Chúng là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Chúng có thể thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú).

- Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát triển, chân có 4 ngón.

- Đại diện, Chim bồ câu, chim én...

- Đặc điểm cấu tạo ngoài của mỗi bộ chim bay thích nghi với đời sống.

Đặc điểm

Bộ Ngỗng

Bộ Gà

Bộ Chim ưng

Bộ Cú

Mỏ

Mỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang.

Mỏ ngắn, khỏe

Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn

Mỏ quặp nhưng nhỏ hơn

Cánh

Cánh không đặc sắc

Cánh ngắn, tròn

Cánh dài, khỏe

Dài, phủ lông mềm

Chân

Chân ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước.

Chân to, móng cùn, con trống chân có cựa

Chân to, khỏe có vuốt cong, sắc

Chân to, khỏe có vuốt sắc

Đời sống

Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn

Kiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, giun, thân mềm

Chuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịt

Chuyên săn mồi về ban đêm, bắt chủ yếu gặm nhấm, bay nhẹ nhàng không gây tiếng động.

Đại diện

Vịt trời, mòng két

Gà, công

Cắt, chim ưng

Cú lợn, cú mèo

2. Đặc điểm chung của lớp chim

- Mình có lông vũ bao phủ

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Có mỏ sừng

- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.

- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

- Là động vật hằng nhiệt.

3. Vai trò của lớp chim

- Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt các loại sâu bọ có hại: Chim sâu, cú mèo, cú lợn,…

- Là nguồn thực phẩm dồi dào cho con người: Thịt, trứng của ngan, gà,…

- Nuôi để làm cảnh: Chào mào, chim họa mi,…

- Chim được huấn luyện để săn mồi: Đại bàng, chim ưng,…

- Chim phục vụ du lịch, săn bắt: Vịt trời, ngỗng trời,…

- Chim cho lông làm chăn, gối, đồ trang trí: Lông đà điểu, vịt, ngỗng,…

- Chim góp phần thụ phấn và phát tán cây rừng: Bói cá, chim cu,…

- Chim truyền bệnh cho con người: Gà, vịt ,…

4. Biện pháp bảo vệ lớp chim

- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật

- Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật

- Không săn bắn quá mức động vật cũng như các loài động vật khác.

- Không phá nơi ở của chúng.

- Cần đẩy mạnh việc chăn nuôi.

- Trồng cây xanh.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lớp chim được chia thành mấy nhóm? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 69
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm