Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bệnh sán lá gan không chỉ gây tổn hại đến các động vật nuôi, nhất là gia súc ăn cỏ, mà còn có nguy cơ truyền nhiễm sang người. Khi gia súc mắc bệnh sán lá gan nặng và không được phòng ngừa hay chữa trị kịp thời sẽ không thể vỗ béo, vòng đời ngắn từ đó gây tổn hại về mặt kinh tế. Hoặc nếu gia súc truyền bệnh sang người sẽ gây tổn hại về mặt sức khoẻ cho con người. Vậy vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều có phải do sức đề kháng hay do thức ăn của trâu bò mang mầm bệnh sán lá gan.

I. Sán lá gan là gì

- Nơi sống, cấu tạo và di chuyển

+ Kí sinh ở gan và mật các động vật và người

+ Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, màu đỏ máu

+ Mắt, lông bơi tiêu giảm; giác bám phát triển

+ Hệ cơ phát triển giúp phồng dẹp, chui rúc và luồn lách trong môi trường kí sinh

- Dinh dưỡng

+ Hút dinh dưỡng từ môi trường kí sinh

+ Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

- Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:

+ Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ.

+ Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế’ vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

+ Mặt khác, sán lá gan đẻ rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thể ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.

- Vòng đời của sán lá gan thay đổi qua nhiều vật chủ và nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh

+ Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

+ Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

+ Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.

II. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Thứ nhất, s án lá gan sinh sản và ký sinh tại những nơi như hồ nước, ao ,… ấu trùng của chúng có thể bám trên cỏ, ký sinh trong các loại ốc, v.v…

Thứ hai, khi ấu trùng trở thành kén, chúng sẽ rời khỏi vật chủ là ốc và bám vào các loại cây thuỷ sinh, vỏ bèo, cây cỏ,… lúc này khi thức ăn chính của trâu bò chính là cỏ thì sán lá gan sẽ bắt đầu xâm nhập vào vật chủ mới chính là trâu bò.

Do chưa có một quy trình chăn nuôi khoa học cụ thể nào được quy định cũng như chưa có bộ luật nào quản lý việc chăn nuôi tự phát. Vì thế thông thường gia súc ở nước ta được chăn nuôi theo dạng mỗi hộ gia đình nông dân sẽ tự phát chăn nuôi. Một số hộ gia đình thả trâu bò tự do ngoài đồng ruộng, là những nơi gia súc dễ tiếp xúc nhất với loại sán này. Đây cũng là điều góp phần cho việc lây nhiễm sán lá gan ở trâu bò nước ta trở nên tăng cao.

III. Làm sao để hạn chế việc trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Nếu gia súc nhà bạn đã bị nhiễm sán lá gan, cần theo dõi sát sao. Đưa đến thú y để điều trị và sử dụng các loại thuốc trị sán theo ý kiến của bác sĩ thú y. Bên cạnh đó nên hạn chế cho trâu bò tiếp tục ăn cỏ ngoài đồng ruộng và chuyển sang các loại thức ăn cho gia súc đã được kiểm chứng.

Hiện nay có một số loại thuốc đặc trị sán lá gan cho trâu bò ở nước ta có thể kể đến như Fasiolid để tiêm hoặc thuốc Dertil-B dạng viên để uống. Liều lượng và mức độ sử dụng nên được hướng dẫn bởi ý kiến của nhà sản xuất. Ngoài ra tẩy các ký sinh trùng ngoại cũng là việc cần thực hiện bởi các loài này cũng sẽ gây ra nguy cơ cao đến các bệnh lý khác. Các loại thuốc tẩy ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan ở trâu bò, ve, rận, ghẻ, sán đường ruột như Ivermectin có thể được tiêm cho trâu bò để ngăn ngừa.

Vệ sinh chuồng gia súc cũng cần được quan tâm và thực hiện thường xuyên để giảm thiểu tối đa cơ hội lây nhiễm. Đó là tất cả những phương pháp nhà nông có thể tham khảo để luôn giữ cho gia súc của mình được mạnh khoẻ. Hy vọng bài viết đã cho bạn một cái nhìn tổng thể cho nguyên nhân vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều, từ đó sẽ có phương pháp phòng ngừa cũng như tránh những khu vực có nguy cơ cao.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm