Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng
Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng
Trắc nghiệm: Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng
- Làm nhẹ đầu chim
- Giảm sức cản khi bay
- Lông mịn và không thấm nước
- Giảm trọng lượng cơ thể
Trả lời:
Đáp án đúng C. Lông mịn và không thấm nước.
I. Các nhóm chim
Hiện nay lớp chim được biết khoảng 9.600 loài được xếp trong 27 bộ. Ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài. Lớp Chim được chia thành ba nhóm sinh thải lớn: Nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.
Nhóm chim chạy
- Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng.
- Đặc điểm cấu tạo: Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.
- Đa dạng: Bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
- Đại diện: Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ và đà điểu Úc.
Nhóm chim bơi
- Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Cánh dài, khỏe.
+ Có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước.
+ Chim có dáng đứng thẳng.
+ Chân ngắn, 4 ngón và có màng bơi.
- Đa dạng: Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu.
- Đại diện: Chim cánh cụt.
Nhóm chim bay
- Đời sống: Nhóm Chim bay gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Chúng là những loài chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Chúng có thể thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mồng két), ăn thịt (chim ưng, cú).
- Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát triển, chân có 4 ngón.
- Đại diện: Chim bồ câu, chim én.
II. Đặc điểm chung của chim
Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau: Mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh; có mỏ sừng; phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp; tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
III. Sinh sản và nuôi con ở chim
Sinh sản
- Tới mùa giao phối, chim đực và chim cái ghép đôi xây tổ và đẻ trứng (một số loài “nhờ” ấp trứng).
- Trứng gà (hoặc trứng chim,) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con (hoặc chim non).
- Thời gian ấp trứng là khác nhau đối với từng loại chim. Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành con.
Nuôi con
- Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về mớm nuôi con cho đến khi chim non có khả năng tự kiếm mồi.
- Hầu hết chim non không thể tự kiếm ăn ngay sau khi nở.
IV. Vai trò của chim
Ích lợi
Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người. Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh.
Chim cho lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).
Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...).
Cung cấp thực phẩm: Thịt, trứng.
- Tiêu diệt sâu bọ và gặm nhấm có hại.
- Làm cảnh, lấy lông làm đồ dùng, trang trí.
- Huấn luyện làm chim săn.
- Phục vụ cho du lịch, giải trí.
- Thụ phấn cho cây trồng.
Có hại
- Có hại cho nông nghiệp: Ăn quả, ăn hạt, ăn cá.
- Truyền bệnh cho người: Cúm gia cầm.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.