Dấu hiệu quan trọng để nhận biết ngành chân khớp
VnDoc xin giới thiệu bài Dấu hiệu quan trọng để nhận biết ngành chân khớp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Dấu hiệu quan trọng để nhận biết ngành chân khớp
Trắc nghiệm: Dấu hiệu quan trọng để nhận biết ngành chân khớp
- Cơ thể phân đốt.
- Phát triển qua lột xác.
- Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.
- Lớp vỏ ngoài bằng kitin.
Trả lời:
Đáp án: C. Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.
1. Giới thiệu về ngành chân khớp
- Ngành chân khớp chiếm vị trí rất quan trọng trong giới động vật.Trong gần 1.2 triệu loài động vật đã được mô tả thì đã có một triệu loài thuộc ngành chân khớp.Chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau.Vì thế được gọi là chân khớp.
- Ngành chân khớp có 3 lớp lớn:
+ Lớp giáp xác (Đại diện là tôm sông)
+ Lớp hình nhện (Đại diện là nhiện)
+ Lớp sâu bọ (Đại diện châu chấu)
- Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp
+ Ngành chân khớp vô cùng đa dạng về số lượng loài và môi trường sống, tập tính sống, nhưng chúng vẫn mang những đặc điểm chung nhất.
2. Đặc điểm chung
- Các đặc điểm chung của ngành chân khớp:
+ Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên
+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
+ Các chân phân khớp động => di chuyển và hoạt động linh hoạt
+ Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể
+ Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia bắt giữ và chế biến mồi (môi trên, môi dưới, hàm trên)
3. Sự đa dạng ở chân khớp
- Đa dạng loài: chân khớp có số lượng loài lớn hơn nhiều so với các nhóm động vật khác, chúng có hình thái đa dạng, mang đặc điểm riêng thích nghi với môi trường và lối sống riêng của mình.
- Các đại điện của ngành chân khớp gặp ở khắp mọi nơi trên hành tinh: Chúng sống tự do hay kí sinh.
- Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống: chân khớp phân bố ở dưới nước, hay trên cạn, ao hồ, sông hay biển khơi, trong lòng đất hay trên không trung...
- Đa dạng về tập tính: do số lượng loài lớn và phân bố rộng rãi nên các tập tính ở chân khớp rất đa dạng tùy vào lối sống và sự thích nghi của chúng.
4. Vai trò thực tiễn
Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn.
* Có lợi:
- Làm thực phẩm: tôm, cua
- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm
- Bắt sâu bọ có hại: nhện chăng lưới, bọ cạp
- Nguyên liệu làm mắm: tôm, tép
- Xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú
* Có hại:
- Làm hại cây trồng: nhện đỏ
- Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối
- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun
- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi, muỗi
*Các cơ quan của chân khớp
+ Hệ tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt, ở giun đốt có thể coi bao cơ như một kiểu tim ngoài. Chân khớp với bộ xương ngoài đã vô hiệu hóa tác động hỗ trợ của bao cơ khi di chuyển, trong khi tim chưa chuyển hóa đủ mạnh, đã bảo vệ nhu cầu tuần hoàn máu bằng cách phá vỡ thành mao quản, hình thành hệ tuần hoàn hở.
- Phần chủ yếu của hệ tuần hoàn chân khớp là một mạch chạy dọc dưới sống lưng gọi là tim với các đôi lỗ tim ở hai bên.
- Khi tim co, máu được dồn vào đầu rồi từ đó đến các phần của cơ thể, ngập trong hệ khe hổng. Máu sau khi đã qua hệ hô hấp và bài tiết, trở về khoang bao tim để vào tim qua lỗ tim. Các lỗ tim đều có van không cho máu di chuyển ngược chiều.
+ Cơ quan hô hấp: chân khớp có cơ quan hô hấp đa dạng
- Mang: là các nhánh ở gốc phần phụ, thường nằm trong khoang mang, chỉ gặp ở giáp xác. Một số giáp xác sống trên cạn (mọt ẩm, cua dừa...) thành khoang mang biến thành diện tích trao đổi khí, mang bị tiêu giảm.
- Mang sách: mang gồm các tấm xếp chồng lên nhau như những trang sách ở dưới phần phụ bụng, chỉ gặp ở chân khớp cổ ở biển (sam, sò)
- Phổi sách: phổi mà trong khoang có các tấm xếp chồng lên nhau như những trạng sách (ở nhện).
- Ống khí: là dạng phổ biến nhất trong chân khớp ở cạn (sâu bọ, nhiều chân, một số hình nhện), là một hệ thống ống có khung cuticun nâng đỡ ở mặt trong phân nhánh nhiều lần và kết thúc trong các mô của cơ thể. Ông khí thông với ngoài qua lỗ thở, thường có van khép mở, vừa đảm bảo trao đổi khí, vừa chống mất nước.Ở sâu bọ hoạt động mạnh (ong một số bướm,..) một phần ống khí chuyển thành buồng dự trữ khí. Còn một số sâu bọ chuyển sang sống ở nước (ấu trùng chuồn chuồn kim, ấu trùng thiêu thân...) hệ ống khí chuyển thành hệ ống kín, mất lỗ thở, khí vào hệ ống khí qua một số vùng da gọi là mang ống khí.
-Hô hấp qua bề mặt cơ thể: chỉ gặp ở một số chân khớp có cơ thể bé, kể cả ở cạn và dưới nước
5. Một số câu hỏi tương tự
Câu 1: Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp
- Da
- Vỏ đá vôi
- Sừng
- Vỏ kitin
→Đáp án: D
Câu 2: Số đôi chân ngực ở tôm sông, nhện nhà, châu chấu lần lượt là
- 3,4 và 5.
- 4, 3 và 5.
- 5, 3 và 4.
- 5, 4 và 3
→Đáp án: D
Câu 3: Tôm sông có những tập tính nào dưới đây?
- Dự trữ thức ăn.
- Tự vệ và tấn công.
- Cộng sinh để tồn tại.
- Sống thành xã hội.
→Đáp án: B
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Dấu hiệu quan trọng để nhận biết ngành chân khớp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.