Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những loại trai nào nuôi để lấy ngọc?

VnDoc xin giới thiệu bài Những loại trai nào nuôi để lấy ngọc? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Trắc nghiệm: Những loại trai nào nuôi để lấy ngọc?

  1. Trai cánh nước ngọt và trai sông.
  2. Trai cánh nước ngọt và trai ngọc ở biển.
  3. Trai tượng.
  4. Trai ngọc và trai sông.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Trai cánh nước ngọt và trai ngọc ở biển.

1. Ngọc trai nuôi ở vùng nước ngọt

- Ngọc trai nuôi nước ngọt là loại ngọc trai được nuôi cấy từ các loài trai nước ngọt. Những viên ngọc này từng được sản xuất tại Nhật Bản và Hoa Kỳ với quy mô khá hạn chế, hiện nay hầu như chỉ được nuôi cấy tại Trung Quốc. Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ yêu cầu loại mặt hàng ngọc trai nước ngọt phải được gọi với cái tên "ngọc trai nuôi nước ngọt" trong thương mại. Chất lượng của ngọc trai nước ngọt được đánh giá thông qua một hệ thống phân loại gồm một loạt các giá trị A, dựa trên độ bóng, hình dạng, bề mặt, màu sắc và độ phù hợp với khách hàng

- Để có được những viên ngọc trai nước ngọt chất lượng và kích thước đảm bảo 4-12 mm. Trước hết phải tìm được nguồn Trai phù hợp trước khi tìm cách nuôi ngọc trai chất lượng. Trong quy trình nuôi trai lấy ngọc, cách nuôi trai sông lấy ngọc Thông thường, hai loài Trai nước ngọt được lựa chọn chủ yếu là loài Trai xanh cánh mỏng và loài Trai đen cánh dày. Hai loài này đặc biệt thích hợp với cách nuôi ngọc trai nước ngọt bởi tuổi thọ cao, sức sống tốt và trọng lượng cơ thể lớn.

- Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước và nhiệt độ ao nuôi là hai yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của cách nuôi ngọc trai nước ngọt. Không chỉ ảnh hưởng tới thời gian nuôi cấy nhanh hay chậm, chúng còn tác động không nhỏ đến tỷ lệ ngậm hoặc đào thải của nhân cấy.

- Một trong những lưu ý không thể bỏ qua trong cách nuôi ngọc trai hay cách nuôi trai nước ngọt lấy ngọc đó là giai đoạn hậu cấy ghép. Sau khi cấy nhân, sức khỏe của Trai thường rất yếu và vị trí nhân cấy chưa ổn định. Đồng thời, Trai cũng rất dễ bị đau và nhiễm trùng nếu như thao tác cấy thực hiện không chuẩn xác và nguồn nước thiếu sạch sẽ. Người nuôi cấy trai cần chú ý điều này, bằng không dù có cách nuôi ngọc trai chất lượng đến đâu cũng chẳng thu lại được gì.

2. Ngọc trai nuôi ở vùng nước mặn

- Ngọc trai nuôi nước mặn cũng giống như ngọc tự nhiên được kiểm định ép vỉ Ngọc trai nuôi nước mặn đảm bảo sở hữu viên ngọc trai Đen, Ngọc trai Hồng, Vàng trà. Ngọc trai nuôi nước mặn thường mang giá trị gấp nhiều lần so với ngọc trai nước ngọt do quy trình cấy ghép rất nghiêm ngặt. Một con trai nước mặn chỉ cho ra 1 nhân xuất sắc nhất, nhưng ngọc trai nước ngọt lại cho ra 20-30 nhân nên chất lượng cũng kém và cho ra kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Ngay cả độ cứng và tuổi thọ của Ngọc trai nuôi nước mặn cũng hơn hẳn ngọc trai nước ngọt rất nhiều. Hình dạng ngọc trai nước biển có độ tròn tương đối hoàn hảo, khác xa với ngọc trai nước ngọt với kích thước không đồng đều và mang hình dạng như giọt lệ, oval, bán cầu. Từ đó ta thấy rõ chất lượng và giá trị khác biệt của Ngọc trai nuôi nước mặn.

3. Kỹ thuật cấy ngọc trai

Nuôi trai giống

Con trai phóng cả noãn và tinh trùng vào nước vào những thời điểm nhất định trong năm. Sau khi được thụ tinh, trứng sinh ra ấu trùng. Ấu trùng lớn dần lớn lên và những con trai con được đưa về các trạm nuôi trai và được giám sát, chăm sóc để đảm bảo trai phát triển khỏe mạnh và tránh các mối nguy từ những kẻ săn mồi như các loại cá, bạch tuộc, sao biển... Con trai được vệ sinh định kỳ 3-4 lần trong năm nhằm loại bỏ các ký sinh trùng, tảo, nhuyễn thể bám trên vỏ trai.

Chọn trai cấy

Trai giống đạt độ tuổi từ 2 đến 3 năm, kích thước từ 8 đến 11 cm là đủ điều kiện cấy ngọc. Chúng ta cần chọn 2 loại trai là trai cho dùng để cắt lấy lớp màng áo và trai nhận dùng để cấy nhân.

Đối với trai cho, các kỹ thuật viên mở miệng trai để quan sát màu sắc bên trong lớp vỏ, nếu màu sắc đều và đẹp sẽ tiến hành cắt màng áo. Trai nhận thường được chọn khi đảm bảo các tiêu chí hình dạng cân đối, sức khỏe tốt, lớp vỏ chắc dày. Nếu như những con trai cho quyết định màu sắc chất lượng của viên ngọc thì trai nhận quyết định tỷ lệ thành công, tốc độ tạo xà cừ.

Tiến hành cấy

- Cắt màng áo: Dùng dao bổ đôi con trai cho, luồn dao và cắt lấy màng áo ở hai bên vỏ trai, làm sạch chất nhờn, loại bỏ hai viền mép bên màng áo, chỉ giữ lại phần giữa sau đó cắt phần màng áo đó thành từng miếng vuông cỡ 2-3mm.

- Cấy màng áo và nhân: Mở miệng trai nhận và đặt lên giá cấy, hướng bụng lên trên. Dùng dao gạt các cơ quan nội tạng của trai để tìm cơ quan sinh sản. Rạch một đường nhỏ trong cơ quan này để tạo lỗ cấy. Tiến hành cấy một miếng màng áo vào trước, sau đó đưa viên nhân vào sát miếng màng

- Mỗi con trai Akoya có thể nhận từ 1-5 viên nhân trong một lần cấy nhưng loại trai Tahiti và Southsea chỉ nhận duy nhất một viên nhân.

Nuôi trai tạo ngọc

- Con trai bị tổn thương sau khi cấy nên trong một tháng đầu cần được nuôi ở môi trường nước tĩnh để hồi phục. Trong khoảng thời gian này, các mô biểu bì của màng áo phát triển bao quanh viên nhân tạo ra túi ngọc.

- Sau thời gian hồi phục, trai cấy được xếp vào lồng và đưa ra các bãi chính để nuôi tạo ngọc. Quá trình này kéo dài từ 2 đến 6 năm. Môi trường nuôi trai cần sạch sẽ, không ô nhiễm; nhiệt độ từ 20 đến 30oC; có nồng độ muối khoảng 30%o. Định kỳ hàng tháng trai được kiểm tra và vệ sinh nhằm loại bỏ các ký sinh trùng và kẻ địch, đảm bảo tạo môi trường thuận lợi nhất sản sinh viên ngọc chất lượng.

4. Thu hoạch ngọc trai

- Tỷ lệ thành công của kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống trai, kỹ năng của các kỹ thuật viên, môi trường cấy ghép, môi trường nuôi trai. Khoảng 20% số trai cấy chết sau quá trình cấy, 20% nhả viên nhân, 5-10% chết trong quá trình nuôi và chỉ khoảng 25-30% tạo ngọc thành công.

- Quá trình thu hoạch bắt đầu sau khoảng từ 2 năm trở lên đối với ngọc trai nước biển, tùy thuộc vào kích thước ngọc mong muốn. Tuy nhiên thời gian nuôi vẫn cần đảm bảo viên ngọc có độ dày lớp xà cừ đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường. Lớp xà cừ phải lớn 0.35mm đối với ngọc Akoya, 0.8mm đối với ngọc Tahiti và Southsea.

- Không phải tất cả các con trai đều chết sau khi thu hoạch. Những con trai Tahiti và Southsea tạo ra ngọc tròn, màu đẹp và sáng bóng sẽ được cấy lần hai hoặc lần ba. Tức là chúng được sử dụng lại để tạo ngọc lần hai. Những viên ngọc sau không có độ bóng như viên ngọc đầu tiên nhưng ngược lại kích thước lớn hơn. Kỹ thuật cấy lần hai và ba không áp dụng cho trai Akoya.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Những loại trai nào nuôi để lấy ngọc? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm