Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sơ đồ tư duy về giun đất

Sơ đồ tư duy về giun đất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Sơ đồ tư duy về giun đất

Trả lời:

sơ đồ tư duy về giun đất

I. Ngành giun đốt

Giun đốt phân biệt với Giun tròn ở các đặc điểm: cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức. Chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa.

Trong ngành giun đốt có một đại diện tiêu biểu là giun đất. Giun đất có khoảng 2500 loài. Giun đất sống trong đất ẩm ở: ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng. Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài.

1. Hình dạng ngoài

- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu

- Cơ thể phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ, cơ đối xứng 2 bên

- Đầu có miệng, đuôi có lỗ hậu môn, đai sinh dục có 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái

- Mình giun có chất nhờn để da ẩm ướt, giảm ma sát khi chui trong đất.

- Màu sắc cơ thể dễ ẩn nấp trong môi trường: Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu khi sống trong rêu.

2. Di chuyển

- Giun đất di chuyển bằng cách bò trên mặt đất:

+ Giun thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

+ Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước

+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

→ Nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và toàn thân mà giun đất di chuyển được

3. Cấu tạo trong

- Hệ tiêu hóa

+ Giun đất cơ thể đã có khoang chính thức, chứa dịch.

+ Hệ tiêu hóa phát triển, phân hóa chức năng của các cơ quan: lỗ miệng – hầu – thực quản – diều – dạ dày cơ – ruột tịt – ruột – hậu môn.

- Hệ tuần hoàn

+ Hệ tuần hoàn kín

+ Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản)

- Hệ thần kinh

+ Thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.

4. Dinh dưỡng

- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất

- Sự tiêu hóa diễn ra trong hệ tiêu hóa, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu

- Thức ăn → miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ thức ăn) → ruột → hậu môn

- Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da à mưa nhiều giun thường chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể sẽ làm chúng ngạt thở

5. Sinh sản

Giun đất lưỡng tính. Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch. Sau khi hai cơ thê ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thanh dai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non.

II. Trắc nghiệm bài Giun đất

Câu 1: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?

  1. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
  2. V ì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
  3. Vì nước mưa gây sạt lở các hang giun trong đất.
  4. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.

Câu 2: Cơ thể giun đất phân hóa, có các hệ cơ quan

  1. Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp
  2. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh
  3. Hệ hô hấp, hệ thần kinh
  4. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa

Câu 3: Thức ăn của giun đất là gì?

  1. Động vật nhỏ trong đất.
  2. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ.
  3. Vụn thực vật và mùn đất.
  4. Rễ cây.

Câu 4: Cơ quan hô hấp của giun đất

  1. Mang
  2. Da
  3. Phổi
  4. Da và phổi

Câu 5: Hệ thần kinh của giun đất

  1. Chưa có
  2. Kiểu mạng lưới
  3. Kiểu chuỗi hạch thần kinh
  4. Đã có não và các hệ thống thần kinh

Câu 6: Cơ quan thần kinh của giun đất bao gồm

  1. Hai hạch não và hai hạch dưới hầu.
  2. Hạch não và chuỗi thần kinh bụng.
  3. Hạch hầu và chuỗi thần kinh bụng.
  4. Vòng hầu và chuỗi thần kinh bụng.

Câu 7: Giun đất không có răng, bộ phận nào trong ống tiêu hóa giúp giun đất nghiền nhỏ thức ăn?

  1. Hầu.
  2. Diều.
  3. Dạ dày cơ.
  4. Ruột tịt.

Câu 8: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….

  1. (1): phần đầu; (2): tinh dịch
  2. (1): phần đuôi; (2): trứng
  3. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch
  4. (1): đai sinh dục; (2): trứng

Câu 9: Thức ăn của giun đất là gì?

  1. Động vật nhỏ trong đất
  2. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ
  3. Vụn thực vật và mùn đất
  4. Rễ cây

Câu 10: Ở giun đất, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua

  1. Thành ruột tịt.
  2. Thành ruột.
  3. Thành dạ dày cơ.
  4. Thành thực quản.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sơ đồ tư duy về giun đất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 182
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm