Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cấu tạo của trùng biến hình

VnDoc xin giới thiệu bài Cấu tạo của trùng biến hình được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cấu tạo của trùng biến hình

Trả lời

- Cấu tạo:

Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giản nhất. Cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân

Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng.

1. Trùng biến hình bắt mồi là gì?

Trùng biến hình là một loài sinh vật đơn bào thuộc lớp chân giả. Loại trùng này sống ở các khu vực nhiều bùn trong ao hoặc các hồ nước lặng. Đôi khi chúng còn sống trong cả các lớp váng trên mặt ao, hồ.

Đây là một loài sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 0,1 – 0,5mm. Vì thế chúng ta chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi và không thể quan sát bằng mắt thường.

2. Dinh dưỡng

Trùng biến hình dinh dưỡng bằng cách bắt mồi và tiêu hóa mồi. Được thực hiện qua 4 bước:

+ Bước 1: Khi chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vun hữu cơ, …).

+ Bước 2: Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

+ Bước 3: Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

+ Bước 4: Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa.

Hình thức tiêu hóa là nội bào vì thức ăn được tiêu hóa bên trong tế bào.

- Bài tiết:

+ Nước thừa được tập trung về một chỗ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài.

+ Chất thải được loại ra ngoài ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.

- Hô hấp: trao đổi khí (lấy O2, thải CO2) thực hiện qua bề mặt cơ thể.

3. Trùng biến hình bắt mồi như thế nào?

Cách bắt mồi của trùng biến hình có khá nhiều điểm tương tự với cách thủy tức bắt mồi. Cụ thể, sinh vật đơn bào này bắt mồi bằng cách:

+ Tạo ra các chân giả để tiếp cận và bao vây con mồi (như tảo, vi khuẩn hay các vụn hữu cơ…).

+ Sau đó chân giả của chúng sẽ kéo con mồi vào sâu bên trong chất nguyên sinh để nuốt con mồi.

+ Cuối cùng, chúng dùng không bào tiêu hóa để bao vây lấy con mồi và dần dần tiêu hóa nhờ có dịch tiêu hóa được tiết ra.

Dinh dưỡng của trùng biến hình được gọi là tiêu hóa nội bào. Trùng biến hình bắt mồi sau đó sẽ tiêu hóa ngay trong cơ thể. Ngược lại, việc hô hấp như trao đổi khí, lấy O2 (Ôxy) và thải CO2 sẽ được thực hiện qua bề mặt cơ thể.

4. Bài tập luyện tập

Câu 1: Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hoá mồi như thế nào?

Lời giải

- Nơi sống: mặt bùn trong các hồ tù, hồ nước lặng; nổi lẫn trong lớp váng trên mặt ao hồ.

- Di chuyển: di chuyển bằng chân giả do sự chuyển động của chất nguyên sinh tạo thành.

- Trùng biến hình bắt mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ, ...). Trùng bắt và tiêu hóa mồi như sau:

+ Khi 1 chân giả chạm vào mồi, chân giả thứ 2 sẽ ngay lập tức hình thành vây lấy mồi.

+ 2 chân giả bao lấy mồi, nuốt mồi vào sau trong chất nguyên sinh.

+ Hình thành không bào tiêu hóa bao lấy mồi và tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

+ Nước thừa được tập trung về một chỗ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ở vị trí bất kì trên cơ thể.

Câu 2: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào?

Lời giải

+ Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể. Các lông bơi này rung động theo kiểu làn sóng.

+ Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ...) được lông bơi dồn về lỗ miệng.

+ Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.

+ Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.

Câu 3: Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào?

Lời giải

+ Về hình dạng:

- Cơ thể trùng giày đã có hình dạng xác định (như một chiếc đế giày)

- Cơ thể trùng biến hình có hình dạng không ổn định, thường xuyên biến đổi.

+ Cấu tạo:

- Tế bào trùng giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm bảo một chức năng riêng (nhân lớn, nhân nhỏ, rãnh miệng chia thành lỗ miệng và hầu, có không bào co bóp ở vị trí cố định, có lỗ thoát để thải bã).

- Tế bào trùng biến hình chỉ có 1 nhân, 1 không bào co bóp và 1 không bào tiêu hóa.

Dựa vào các đặc điểm so sánh giữa trùng giày và trùng biến hình → Trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cấu tạo của trùng biến hình. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm