Cơ quan hô hấp của châu chấu là

Cơ quan hô hấp của châu chấu là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cơ quan hô hấp của châu chấu là:

  1. Mang
  2. Đôi khe thở
  3. Các lỗ thở ở bụng
  4. Thành cơ thể

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Các lỗ thở ở bụng

Giải chi tiết: Châu chấu hô hấp qua hệ thống ống khí thông với bên ngoài bằng lỗ thở ở bụng.

I. Đặc điểm sinh học

1. Tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của châu chấu bao gồm ruột trước, ruột sau và ruột giữa. Miệng dẫn tới họng và thông qua thực quản tới diều. Nó tuôn vào ruột giữa, và dẫn tới hệ thống ống Malpighi. Chúng là các cơ quan bài tiết chính. Ruột sau bao gồm ruột hồi và ruột thẳng (trực tràng), và đi vào hậu môn. Phần lớn thức ăn được xử lý tại ruột giữa, nhưng một vài phần còn lại cũng như các chất thải từ hệ thống ống Malpighi được xử lý tiếp tại ruột sau. Các chất thải bao gồm chủ yếu là axít uric, urê và một số amino acid, và thông thường chúng được chuyển hóa thành các viên phân khô nhỏ trước khi thải ra ngoài.

2. Bài tiết

Các tuyến nước bọt và ruột giữa tiết ra các enzym tiêu hóa. Ruột giữa tiết ra proteaza, lipaza, amylaza, invertaza, cùng một vài enzym khác. Ezym cụ thể nào được tiết ra phụ thuộc vào loại thức ăn của châu chấu.

3. Hệ thần kinh

Hệ thần kinh của châu chấu được kiểm soát bằng các hạch (các nhóm lỏng lẻo của các tế bào thần kinh, được tìm thấy ở phần lớn các loài tiến hóa hơn các động vật ruột khoang (Cnidaria)). Ở châu chấu, có các hạch trong mỗi đoạn cũng như một tập hợp lớn hơn ở đầu, có thể được coi như là não bộ. Chúng cũng có bó dây thần kinh ở trung tâm, thông qua đó mọi kênh hạch được truyền tín hiệu. Các giác quan (nơron giác quan) được tìm thấy gần bên ngoài cơ thể bao gồm các sợi lông nhỏ (lông giác quan), bao gồm một tế bào giác quan và một sợi dây thần kinh, chúng được định hướng chuyên biệt hóa để phản ứng lại với một kiểu kích thích nào đó. Trong khi các lông giác quan được tìm thấy trên toàn bộ cơ thể thì chúng chủ yếu tập trung tại các râu, các tua cảm (một phần của miệng), và các phần phụ nhô ra cận kề cơ quan đẻ trứng (gần phần đuôi). Châu chấu cũng có các cơ quan màng thính giác để tiếp nhận âm thanh. Tất cả các cơ quan này cùng các lông giác quan được liên kết tới não thông qua các bó dây thần kinh.

4. Sinh sản

- Hệ thống sinh sản của châu chấu bao gồm các tuyến sinh dục, từ các ống đưa các sản phẩm sinh dục ra bên ngoài, cùng các tuyến phụ trợ. Ở con đực, tinh hoàn bao gồm một số nang giữ khoang chứa tinh trùng khi chúng trưởng thành rồi tạo ra các tinh trùng thuôn dài. Sau khi chúng được giải phóng thành chùm thì các tinh trùng này tích lũy trong bọng (vesicula seminalis).

- Ở con cái, mỗi buồng trứng bao gồm vài ống trứng. Các ống trứng này tụ lại trong hai vòi trứng nhỏ, chúng hợp thành một vòi trứng chung để chuyên chở các trứng đã chín. Mỗi ống trứng bao gồm một germanium (một khối các tế bào tạo ra các tế bào noãn, tế bào nuôi dưỡng cùng các tế bào nang) cùng một loạt các nang. Các tế bào nuôi dưỡng noãn bào trong các giai đoạn đầu của sự phát triển, còn các tế bào nang cung cấp vật liệu cho noãn hoàn và làm vỏ trứng (màng đệm).

- Trong quá trình giao phối, châu chấu đực phóng tinh trùng vào âm đạo thông qua dương cụ (thể giao cấu) của nó (cơ quan sinh sản của con đực), và chèn bó sinh tinh của nó, một gói chứa tinh trùng, vào trong cơ quan sinh sản của con cái. Tinh trùng tiến tới trứng thông qua các ống nhỏ gọi là các vi lỗ của noãn. Con cái sau đó đẻ túi trứng đã thụ tinh, sử dụng cơ quan đẻ trứng của nó cùng bụng để đưa trứng xuống sâu dưới mặt đất 2–5 cm (1-2 inch), mặc dù chúng cũng có thể đẻ trứng trong các rễ cây hay trong các bãi phân.

- Mỗi túi trứng chứa vài chục trứng bó chặt nhau, trông giống như các hạt gạo nhỏ và mỏng. Trứng nằm trong lòng đất suốt cả mùa đông, và nở ra khi thời tiết đủ ấm. Ở khu vực ôn đới, nhiều loài châu chấu phần lớn thời gian ở dạng trứng trong các tháng lạnh lẽo (tới 9 tháng) còn giai đoạn hoạt động (con non và trưởng thành) chỉ chiếm khoảng 3 tháng. Con non mới nở đầu tiên sẽ đào đường hầm để chui lên mặt đất, và các con non còn lại theo sau. Châu chấu lớn lên qua các giai đoạn để cuối cùng có kích thước và cánh lớn hơn. Sự phát triển này được gọi là biến thái không hoàn toàn do con non rất giống với châu chấu trưởng thành.

5. Tuần hoàn và hô hấp

*Tuần hoàn:

Châu chấu có hệ tuần hoàn mở, với phần lớn chất lỏng trong cơ thể (hemolymph) chứa đầy các khoang và các phần phụ trong cơ thể. Một cơ quan khép kín, mạch ở lưng, kéo dài từ đầu thông qua phần ngực tới phần đuôi. Nó là một ống liên tục với 2 khu vực - tim, nằm trong khoang bụng, và động mạch chủ, kéo dài từ tim tới đầu và đi qua phần ngực. Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng. Hemolymph được bơm về phía trước từ phần đuôi và các phần hông thông qua một loạt các khoang có van, mỗi khoang này chứa một cặp khe hở bên (ostia). Hemolymph tiếp tục theo động mạch chủ và được đổ ra ở phần trước của đầu. Các bơm phụ trợ đem hemolymph thông qua các tĩnh mạch cánh và dọc theo chân cùng râu trước khi chảy ngược trở lại bụng. Hemolymph vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể và đem các chất thải trao đổi chất tới các ống Malphighi để bài tiết. Do nó không chuyên chở oxy, nên "máu" châu chấu có màu nâu nhạt.

*Hô hấp

Hô hấp được thực hiện bằng cách sử dụng các khí quản, là các ống chứa đầy không khí, mở tại bề mặt phần ngực và bụng thông qua các cặp lỗ thở. Các van lỗ thở chỉ mở để cho phép trao đổi oxy và dioxide cacbon. Các vi khí quản, tìm thấy ở phần cuối của các ống khí quản, kết nối với các tế bào và chuyên chở oxy đi khắp cơ thể.

II. Các loại châu chấu

- Một số tài liệu phân loại: châu chấu ma, châu chấu tre, châu chấu voi, châu chấu khỉ,…với đặc điểm đầu bằng, cánh cứng; và gọi là tanh tách với những con đầu nhọn, cánh dai.

- Căn cứ theo cấu tạo của tấm bụng đốt ngực trước, trán và đỉnh đầu, châu chấu được phân thành 4 phân họ: châu chấu - cào cào (Acridinae); châu chấu di cư; châu chấu gai; châu chấu.

- Tại Việt Nam, châu chấu thường có 2 loại: châu chấu lúa (Oxya chinensis) và châu chấu tre.

III. Đại dịch châu chấu

- Châu chấu phàm ăn, lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng, nên khả năng sinh sôi vô cùng lớn, nguy cơ gây hại cây cối, mùa màng là rất ghê gớm. Trên thế giới và ngay tại nước ta cũng đã nhiều lần xảy ra đại dịch châu chấu. Bởi chúng bay đến đâu là phá hoại mùa màng, ăn lá cây, ngọn lúa, gây ảnh hưởng lớn đến quần thể thực vật, ảnh hưởng đến sự sống của tất cả các sinh vật còn lại trong hệ sinh thái trên cạn.

- Châu chấu non ngay sau khi nở đã bắt đầu phá hoại. Hoạt động phá hoại chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Chúng ăn khuyết lá, lủng thành mảng chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép trắng. Ngoài ra, châu chấu cũng hoạt động mạnh vào khoảng 7-10 giờ và 16-17 giờ mỗi ngày. Châu chấu di chuyển thành bầy, liên tục ăn, giao phối và đẻ con, vì thế chúng có khả năng hủy diệt bất cứ môi trường chứa thực vật nào.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cơ quan hô hấp của châu chấu là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 118
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm