Tác hại của lớp bò sát

VnDoc xin giới thiệu bài Tác hại của lớp bò sát được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tác hại của lớp bò sát

Trả lời

Loài bò sát bên cạnh nhưng mặt lợi thì chúng cũng đem lại nhiều tác hại đối với đời sống của con người như:

+ Có nguy cơ ăn thịt người, gây nguy hiểm cho con người

+ Có độc làm hại đến tính mạng của nhiều loài động vật.

+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người và động vật.

+ Ẩn chứa nhiều rủi ro

1. Cách sơ cứu khi bị rắn cắn và hướng xử trí

- Xác định vết cắn. Buộc garô trên vết cắn khoảng từ 3-5cm. Garô có thể dùng bằng các dây có bản to, không nên dùng dây bản nhỏ quá, như thế dễ làm tổn thương cho nơi garô. Vùng được garô nên thắt chặt vừa phải, không nên thắt chặt quá và không nên garô lâu quá 30′

- Rửa sạch vết cắn sau đó đi tới các trạm ý tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý

- Nếu phát hiện là rắn độc thì cũng buộc garô sau đó dùng dao rạch nhẽ vết bị rắn cắn thành hình chữ thập (+). Lưu ý không nên rạch quá sâu để tránh rạch vào dây thần kinh, mạch máu hay dây chằng…, chỉ cần rạch qua da đến cơ khi máu chảy được là được. Rạch dài khoảng 1 đến 2cm và nhớ phải sát trùng trước khi rạch.

- Nặn máu độc ra ngoài cho tới khi máu tươi chảy ra là được

- Rửa sạch vết thương sau đó đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để được điều trị 1 cách kịp thời

2. Những loài rắn độc thường gặp ở nước ta

- Rắn hổ mang thường : Khi đe doạ hoặc chuẩn bị tấn công sẽ có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng, có thể xuất hiện ở vùng rừng núi, hay trung du, và đồng bằng, thậm chí quanh khu dân cư;

- Rắn hổ mang chúa : Cổ cũng bạnh nhưng không rộng bằng loại trên, kèm theo hai vảy lớn ở đỉnh đầu, kích thước to, nặng gần chục cân và dài khoảng 2,5m;

- Rắn cạp nong/cạp nia : Thân mình khúc đen, khúc trắng hoặc vàng, sinh sống ở vùng trung du và đồng bằng, nhất là những nơi gần nước;

- Rắn biển : Sinh sống phần lớn thời gian trong môi trường biển, thường có nọc độc mạnh;

- Rắn lục : Đầu to hình thoi hoặc tam giác, con ngươi mắt hình elip dọc, màu xanh lá cây nhiều mức độ.

3. Mức độ nguy hiểm của từng loại rắn

- Nếu bị rắn hổ mang cắn, tại vết cắn thấy đau buốt, nhìn thấy vết răng (1 hoặc 2 vết răng), phù nề xung quanh vết cắn, chảy máu, hoại tử tại chỗ cắn ngay.

- Rắn hổ chúa cắn nạn nhân rất đau, có phù nề tại chỗ cắn rất dữ dội nhưng không thấy hoại tử, nạn nhân thường bị liệt hô hấp và liệt chi.

- Bị rắn cạp nia (rắn khúc đen, khúc trắng) cắn thì sụp mi mắt, giãn đồng tử, khó nói, khó thở, liệt hô hấp và liệt chi…

- Rắn lục cắn, vết cắn bị chảy máu, sưng tấy nhanh, xuất huyết dưới da, chảy máu và có thể xuất huyết não, phù nề, gây rối loạn đông máu và hoại tử, kèm theo chóng mặt, lo lắng, sốc, suy thận cấp do tiêu cơ vân…

- Rắn biển cắn: Các triệu chứng liệt như các loại rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, bệnh nhân bị liệt cơ, tan máu…

- Thành phần nọc độc của rắn là các protein dễ gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong cho nạn nhân. Nọc rắn gây tử vong giai đoạn đầu do gây liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, giai đoạn sau do xuất huyết nặng, suy thận.

4. Làm thế nào để tránh bị rắn cắn

- Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10. Do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.

- Có nhiều loại rắn không độc, nhưng cũng có nhiều loại rất độc. Ví dụ như rắn chuông, rắn hổ mang, rắn lục đuôi đỏ, rắn cạp nong… Sau đây là một số việc bạn nên làm để giảm thiểu nguy cơ bị rắn cắn:

+ Thường xuyên cắt tỉa hàng rào, dọn cỏ và chặt bỏ các bụi cây trong vườn. Đây là những nơi rắn thường tới sống.

+ Không để trẻ em chơi ở những vùng trống, cỏ cao.

+ Luôn dùng kẹp khi di chuyển gỗ, bụi/bó cây, như vậy sẽ dễ dàng thấy được những con rắn ẩn nấp bên dưới.

+ Khi đi qua những vùng cỏ cao, phải dùng một cây dài đánh động vùng phía trước để dọa chúng bò đi nơi khác.

+ Mặc quần dài và mang ủng cao khi làm việc hay đi qua những vùng có thể có rắn.

+ Đừng bao giờ cầm rắn trên tay, cho dù nó đã chết. Nếu bạn thấy một con rắn, hãy tránh xa nó ra.

+ Ngủ trên võng khi đi cắm trại.

+ Canh chừng rắn khi lội qua sông, hồ hoặc khi có lũ lụt.

+ Học cách nhận biết rắn độc để phòng ngừa.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tác hại của lớp bò sát. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 63
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm