Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?

Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?

Trả lời:

Giống:

+ Sống tự dưỡng (có khả năng quang hợp) nhờ có diệp lục

+ Tế bào có nhân, màng sinh chất, diệp lục, không bào

Khác:

+ Trùng roi: có khả năng dị dưỡng khi sống ở môi trường không ánh sáng, có roi, điểm mắt và có khả năng di chuyển.

+ Thực vật: chỉ sống tự dưỡng, không có khả năng di chuyển

1. Khái niệm trùng roi

Lớp Trùng roi (Flagellata) bao gồm trùng roi xanh, tập đoàn trùng roi cùng khoảng hơn 8 nghìn loài động vật nguyên sinh nguyên thủy khác sống trong nước ngọt, nước biển, đất ẩm,..., một số sống ký sinh, có các đặc điểm chung sau: di chuyển nhờ roi (một hay nhiều roi), vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng (ở các trùng roi thực vật) hoặc chỉ dị dưỡng (ở các trùng roi động vật), hô hấp qua màng cơ thể, đường lấy thức ăn ổn định nhưng đường tiêu hóa thức ăn không ổn định, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.

Trùng roi da là một cơ thể động vật đơn bào, di chuyển nhờ roi, vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng cơ thể, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách phân đôi, Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

2. Cấu tạo của trùng roi

Sau khi đã hiểu trùng roi là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến cấu tạo của loài sinh vật này. Trước hết đó là cấu tạo ngoài. Khi quan sát, ta có thể dễ dàng thấy trùng roi có cơ thể gần giống hình thoi, có đuôi nhọn, đầu hơi tù và đặc biệt là có một roi rất dài.

Bên cạnh cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong của trùng roi cũng là một phần không thể bỏ qua. Cấu tạo trong của trùng roi gồm có nhân và chất nguyên sinh có chứa diệp lục. Đặc biệt, diệp lục có trong chất nguyên sinh sẽ giúp trùng roi có màu xanh. Vì thế mà người ta còn biết tới trùng roi với tên gọi: trùng roi xanh. Bên cạnh đó, trùng roi còn có điểm mắt để có thể nhận biết ánh sáng, không bào co bóp và đặc biệt là các hạt dự trữ.

3. Một số đặc điểm của trùng roi

Di chuyển

Với cấu tạo như vậy, trùng roi di chuyển như thế nào? Cách di chuyển của trùng roi khá đơn giản, đó là chúng sẽ vừa tiến, vừa xoay và dòng nước để di chuyển. Đặc biệt, các roi sẽ giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn, và trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ điểm mắt. Bộ phận này có tác dụng giúp trùng roi nhận biết ánh sáng khi di chuyển.

Dinh dưỡng

Vậy trùng roi, hay trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào? Là một loài động vật tuy nhiên, trùng roi xanh có 2 hình thức dinh dưỡng:

- Tự dưỡng: trong cơ thể trùng roi có chứa các hạt diệp lục. Và các hạt này có chức năng hấp thụ ánh sáng, nước và CO2. Qua đó tổng hợp các chất hữu cơ nuôi cơ thể.

- Dị dưỡng: tự dưỡng được thực hiện khi có ánh sáng, còn trong các điều kiện không có ánh sáng, trùng roi xanh sẽ tự tổng hợp các chất hữu có hòa tan do sự phân hủy xác chất của những sinh vật khác sinh ra.

Sinh sản

Trùng roi lớp 7 chúng ta đã được tiếp cận và nghiên cứu. Vậy Trùng roi xanh sinh sản bằng cách nào? Nghiên cứu sự sinh sản của trùng roi, người ta đã khái quát thành 3 bước như sau:

- Bước 1: Các tế bào trùng roi bắt đầu tích lũy chất để chuẩn bị cho quá trình phân đôi

- Bước 2: Trùng roi sẽ bắt đầu phân đôi từ nhân và roi. Sau đó đến các chất nguyên sinh và bào quang tiếp tục phân đôi cho đến khi nhân và roi tách nhau hoàn toàn.

- Bước 3: Màng tế bào sẽ tiếp tục tách đôi cho đến khi tách hoàn toàn thành 2 tế bào con.

4. Tập đoàn trùng roi

Có hình cầu gồm nhiều cá thể, có đường kinh không quá 1mm, bơi lơ lửng xoay tròn.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 10
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm