Hình dạng của trùng roi là gì?
VnDoc xin giới thiệu bài Hình dạng của trùng roi là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Hình dạng của trùng roi là gì?
Câu hỏi: Hình dạng của trùng roi là gì?
Trả lời
Hình dáng cơ thể của trùng roi là hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay.
Trùng roi là một tế bào có kích thước nhỏ tương đương 0,05 mm.
1. Sơ lược về trùng roi
Chi Trùng roi xanh (Euglena) là một chi sinh vật nguyên sinh đơn bào. Nó là chi được biết đến và được hiểu rõ nhất trong lớp Euglenoidea, một nhóm đa dạng gồm 54 chi và ít nhất 800 loài. Các loài Euglena sống trong nước ngọt, ao, hồ, đầm ruộng, kể cả vũng nước mưa. Chúng phổ biến trong vùng nước ngọt, chúng có thể sinh sôi đến số lượng đủ để làm đổi màu vùng nước thành màu xanh lá cây.
Trùng roi sống trong nước: ao, hồ, đầm, ruộng, vũng nước mưa. Lớp Trùng roi (Flagellata) bao gồm trùng roi xanh, tập đoàn trùng roi cùng khoảng hơn 8 nghìn loài động vật nguyên sinh nguyên thủy khác sống trong nước ngọt, nước biển, đất ẩm,..., một số sống ký sinh, có các đặc điểm chung sau: di chuyển nhờ quẫy roi (một hay nhiều roi ở đuôi), vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng (ở các trùng roi thực vật) hoặc chỉ dị dưỡng (ở các trùng roi động vật), hô hấp qua màng cơ thể, đường lấy thức ăn ổn định nhưng đường tiêu hóa thức ăn không ổn định, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách phân đôi. Lớp Trùng roi có vai trò rất quan trọng trong thiên nhiên và đối với con người. Về mặt có lợi, chúng là chỉ thị về độ sạch của môi trường nước, là thức ăn của một số động vật thủy sinh... Một số trùng roi ký sinh gây hại không nhỏ cho con người (truyền các bệnh nguy hiểm như trùng roi âm đạo, bệnh ngủ châu Phi ở người,...).
2. Cấu tạo và di chuyển
Cấu tạo
+ Cấu tạo ngoài:
- Là 1 tế bào có kích thước hiển vi ( ≈ 0.5mm).
- Hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài.
+ Cấu tạo trong:
- Nhân.
- Chất nguyên sinh (có chứa hạt diệp lục).
- Các hạt dự trữ.
- Điểm mắt (cạnh gốc roi): giúp trùng roi nhận biết ánh sáng.
- Không bào co bóp (dưới điểm mắt).
Di chuyển
- Roi xoáy ngược vào nước giúp cơ thể di chuyển.
3. Dinh dưỡng
Ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sống được nhờ đồng hóa những chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra (còn gọi là dị dưỡng).
Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
4. Đặc điểm của trùng roi
Trùng roi có các đặc điểm sau:
+ Cấu tạo cơ thể gồm có: nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trữ và điểm mắt ở cạnh gốc roi. Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng. Có màng cơ thể, có roi để di chuyển.
+ Trùng roi xanh dinh dưỡng theo hình thức tự dưỡng và dị dưỡng.
+ Nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Sự phân đội có thể theo chiều dọc của cơ thể.
+ Trùng roi có tính hướng sáng.
5. Sinh sản
Khi sinh sản, nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, sau đó chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia. Cuối cùng, cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Gọi tắt là sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
Loài Euglena gracilis được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm như sinh vật mô hình.
6. Phân biệt trùng roi và thực vật
Trùng roi và thực vật có điểm gì giống và khác nhau?
Điểm giống nhau giữa trùng roi và thực vật:
- Tế bào cấu tạo đều có hạt diệp lục
- Có khả năng sống tự dưỡng
- Một số trùng roi có cấu tạo ngoài bằng chất xenlulôzơ như thực vật
Điểm khác nhau giữa trùng roi và thực vật:
Trùng roi xanh | Thực phẩm |
- Cấu tạo đơn bào - Vừa có khả năng sống tự dưỡng vừa có khả năng sống dị dưỡng - Khi thiếu anh sáng vẫn tồn tại - Di chuyển được - Sống ở nước | - Đại đa số là da bào sống tự dưỡng - Chết khi không có ánh sáng - Không di chuyển - Sống ở cạn là chủ yếu, một số sống ở nước (thực vật thủy sinh) |
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hình dạng của trùng roi là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.