Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi
Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi
Câu hỏi: Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi
Trả lời:
Ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi là dị dưỡng).
Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
1. Đặc điểm về dinh dưỡng và hô hấp của trùng roi
1.1 Đặc điểm về dinh dưỡng của trùng roi
Ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi á dị dưỡng).
Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
1.2 Đặc điểm hô hấp của trùng roi
Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
2. Tìm hiểu về trung roi da và trùng roi xanh
2.1 Trùng roi da
Trùng roi da là một cơ thể động vật đơn bào, di chuyển nhờ roi, vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng cơ thể, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách phân đôi. Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
2.2 Trùng roi xanh
Cấu tạo: Là một tế bào có kích thước nhỏ tương đương 0,05 mm cơ thể có hình thoi, duỗi nhọn, đầu tù và có một roi dài.
Cấu tạo cơ thể gồm có: nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trữ và điểm mắt ở cạnh gốc roi. Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng. Có màng cơ thể, có roi để di chuyển.
Dinh dưỡng:
Trùng roi vừa dị dưỡng, vừa tự dưỡng
Chúng tự dưỡng khi ở nơi có ánh sáng (giống như thực vật) và mất dần màu xanh khi ở trong tối lâu ngày, khi đó sẽ chuyển sang dị dưỡng.
Dị dưỡng nhờ đồng hóa những chất hữu cơ có sẵn hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.
Cơ quan hô hấp: màng tế bào.
Không bào co bóp có chức năng thải bã ra bên ngoài.
Sinh sản:
Trùng roi sinh sản vô tính: Phân đôi cơ thể theo chiều dọc, từ cơ thể gốc (mẹ) phân chia nhân và tế bào chất ra thành hai cá thể mới.
Trùng roi di chuyển cơ thể bằng cách dùng roi xoáy vào nước.
3. Môi trường sống của trùng roi
- Trùng roi xanh là động vật đơn bào rất nhỏ. Chúng thường sống trong nước ao, hồ, đầm, ruộng, và cả các vũng nước mưa, chúng tạo thành các váng xanh trên bề mặt.
- Cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm, trùng roi ở mặt nước ao hồ sinh sản vô tính rất nhanh, tạo nên lớp váng xanh trên mặt nước.
- Khi gặp điều kiện bất lợi, trùng roi và một số động vật đơn bào có hiện tượng "kết bào xác" xảy ra như sau: thoát bớt nước thừa, cơ thể thu nhỏ lại, hình thành vỏ bọc ngoài
4. Phân biệt trùng roi – trùng dày
- Giống nhau: Có cấu tạo từ 1 tế bào, có kích thước hiển vi, dị dưỡng, có cách sinh sản là phân đội, cách di chuyển là vừa tiến vừa xoay, hô hấp qua màng cơ thể
- Khác nhau:
+ Trùng roi: Có chất diệp lục, tự dưỡng, di chuyển nhờ điểm mắt, roi
+ Trùng giày: Sinh sản tiếp hợp, di chuyển bằng lông bơi, có hình chiếc giày
5. Phân biệt trùng roi và thực vật
- Giống nhau : Tế bào cấu tạo đều có hạt diệp lục. Có khả năng sống tự dưỡng. Một số trùng roi có cấu tạo ngoài bằng chất xenlulôzơ như thực vật
- Khác nhau:
+ Trùng roi: Cấu tạo đơn bào. Vừa có khả năng sống tự dưỡng vừa có khả năng sống dị dưỡng. Khi thiếu anh sáng vẫn tồn tại. Di chuyển được. Sống ở nước.
+ Thực vật: Đại đa số là da bào sống tự dưỡng. Chết khi không có ánh sáng. Không di chuyển. Sống ở cạn là chủ yếu, một số sống ở nước (thực vật thủy sinh)
6. Lợi ích và tác hại của trùng roi
+ Lợi ích: Chỉ thị độ sạch của môi trường nước. Thức ăn của một số động vật thủy sinh.
+ Tác hại: Gây bệnh trùng roi ở âm đạo. Bệnh ngủ châu Phi ở con người.
7. Các bước sinh sản của trùng roi
Sau đây là 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh:
Bước 1: Trùng roi dự trữ chất dinh dưỡng để chuẩn bị phân đôi
Bước 2: Đầu tiên là lông và nhân phân đôi trước
Bước 3: Các bào quan còn lại bắt đầu phân đôi: không bào co bóp, điểm mắt, hạt diệp lục
Bước 4: Trùng roi bắt đầu tách đôi
Bước 5: Trùng roi tiếp tục tách đôi
Bước 6: Hình thành 2 trùng roi
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.