Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

VnDoc xin giới thiệu bài Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

Trả lời:

Mực bơi nhanh, ốc sên bò chậm, nhưng lại được xếp chung vào một ngành Thân mềm, vì chúng có đặc điểm giống nhau:

- Thân mềm, cơ thể không phân đốt.

- Có hệ tiêu hóa phân hóa.

- Có khoang áo phát triển.

- Có vỏ đá vôi bảo vệ.

1. Sơ lược về ngành thân mềm

Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi. Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 93. 000 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc và hơn 70. 000 loài tuyệt chủng. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.

Một số động vật thân mềm tiêu biểu:

STT

Đại diện

Nơi sống

Lối sống

Kiểu vỏ đá vôi

Đặc điểm cơ thể

Khoang áo phát triển

Thân mềm

Không phân đốt

Phân đốt

1

Trai sông

Nước ngọt

Vùi lấp

2 mảnh vỏ

X

X

X

2

Biển

Vùi lấp

2 mảnh vỏ

X

X

X

3

Ốc sên

Cạn

Bò chậm chạp

1 vỏ xoắn ốc

X

X

X

4

Ốc vặn

Nước ngọt

Bò chậm chạp

1 vỏ xoắn ốc

X

X

X

5

Mực

Biển

Bơi nhanh

Vỏ tiêu giảm

X

X

X

2. Đặc điểm chung của ngành thân mềm

Ngành thân mềm có một số đặc trưng sau:

- Thân mềm, không phân đốt.

- Có vỏ đá vôi, có khoang áo.

- Hệ tiêu hóa phân hóa.

- Cơ quan di chuyển thường đơn giảm.

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

3. Một số tập tính ở ngành thân mềm

Hệ thần kinh của Thân mềm phát triển và tập trung hơn Giun đốt, hạch não phát triển. Mực có “hộp sọ” (bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sống. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.

4. Ngành thân mềm đa dạng về loài

Động vật thân mềm rất đa dạng về loài, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc.

Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà. Có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước mà còn về cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa dạng về ứng xử và môi trường sống.

Ngành này được chia thành 9 hoặc 10 lớp, trong đó 2 lớp tuyệt chủng hoàn toàn. Cephalopoda như mực, mực nang và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh cao cấp trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực khổng lồ hay mực ống khổng lồ là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến.

Động vật chân bụng hay lớp chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được phân loại, chúng chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. Nghiên cứu khoa học về động vật thân mềm được gọi là nhuyễn thể học.

Vai trò của ngành thân mềm

* Lợi ích

Hầu như tất cả các loài thân mềm đều có lợi

- Làm thức ăn cho người: mực, ngao, sò…

- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc, ấu trùng của thân mềm.

- Làm đồ trang trí: ngọc trai.

- Làm sạch môi trường: trai, vẹm, hàu.

- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết.

- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò.

* Tác hại

Tuy nhiên cũng có một số thân mềm có hại đáng kể

- Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng.

- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 9
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm