Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?

A. Nuôi con bằng sữa diều.

B. Nuôi con bằng sữa mẹ.

C. Con non tự đi kiếm mồi.

D. Mẹ mớm mồi cho con non.

Lời giải:

Đáp án: B. Nuôi con bằng sữa mẹ.

1. Đời sống của thỏ hoang

1.1. Đời sống

- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.

- Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.

- Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm nên khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.

- Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm nên trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

- Là động vật hằng nhiệt.

1.2. Đặc điểm sinh sản

- Thỏ đực có cơ quan giao phối.

- Thụ tinh trong.

- Trứng phát triển trong ống dẫn trứng, phôi và nhau thai gắn liền với tử cung của thỏ mẹ.

+ Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn.

+ Cũng qua dây rốn và nhau thai mà chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

- Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.

- Thỏ mẹ mang thai 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và quanh vú để làm tổ.

- Thỏ con sinh ra chưa có lông, được nuôi bằng sữa mẹ.

* Ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng.

- Thai được phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn.

- Lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ qua nhau thai đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, được mẹ bảo vệ không lệ thuộc vào tự nhiên nhiều nên khả năng sống sót cao hơn.

2. Biến đổi của thỏ qua từng thời kì sinh sản

Với những con thỏ bình thường thì quá trình sinh sản của nó đều trải qua 4 giai đoạn đó là: Động dục, rụng trứng phối giống, thời kỳ chữa và cuối cùng là thời kỳ thỏ đẻ con. Cụ thể từng giai đoạn thì đặc điểm sinh sản của thỏ sẽ có những chuyển biến như sau:

2. 1. Thời kỳ động dục

Động dục là tình trạng sinh lý biểu hiện khả năng giao phối của thỏ cái, khi trạng thái cơ thể khác thường và thay đổi bên ngoài của cơ quan sinh dục. Thường chu kỳ động dục của thỏ cái là 14-16 ngày. Thỏ cái chỉ chịu đực khi động dục. Biểu hiện động dục của thỏ như sau:

- Biến đổi của cơ quan sinh dục: Niêm mạc âm hộ sưng tấy, các mao mạch ở đó căng đầy máu làm đổi màu từ hồng nhạt sang đỏ tươi, rồi đến đỏ thẫm.

- Biến đổi về hệ thần kinh: Có khi kén ăn hoặc bỏ ăn, có khi lại ăn nhiều. Thỏ sợ hãi, không linh hoạt, lờ đờ, có khi nhảy lẫn thỏ cái nếu nhốt chung lồng. Thể hiện rõ nhất là đứng yên, cho thỏ đực đến gần, nâng đuôi cho thỏ đực nhảy phối.

2. 2. Thời kỳ rụng trứng và phối giống

Khác với các gia súc khác, ở thỏ nhờ có xung động hưng phấn, khi giao phối mới xảy ra rụng trứng. Sau khi giao phối 9-10 tiếng, các túi trứng mới bắt đầu phá vỡ, trứng qua loa kèn vào ống dẫn trứng và đến vị trí thụ tinh.

Theo đặc điểm sinh sản của thỏ thì thời gian cần thiết để trứng di chuyển gặp tinh trùng từ khi rụng là 4 tiếng. Trên cơ sở đó, người ta đã áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, phối lại lần thứ hai sau lần thứ nhất 6 tiếng, nhằm tăng thêm số trứng được thụ tinh và đẻ nhiều con.

Lưu ý: Trong đàn giống thuần nên ghép 1 đực với 5-10 cái. Trong đàn thương phẩm, tỷ lệ này có thể tăng hơn gấp đôi. Cần chú ý nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ đực, thỏ cái để có kết quả thụ thai cao.

2. 3. Thời kỳ thỏ chửa

Thời gian chửa của thỏ theo đặc điểm sinh sản của thỏ là 28-32 ngày. Nếu cho đẻ dày, thời gian chửa thường dài hơn 1-3 ngày. Khó có thể xác định thỏ chửa bằng quan sát ngoại hình. Có thể kiểm tra thỏ chửa bằng cách cho thỏ đực phối thử sau 10-14 ngày. Nếu thỏ chửa thỏ sẽ không chịu đực.

2. 4. Thời kỳ thỏ đẻ

Thỏ thường đẻ vào ban đêm thỏ có thể đẻ 1-12 con/ lứa. Thỏ có bản năng nhặt cỏ, rác vào ổ đẻ, cào bới ổ, tự nhổ lông bụng và trộn với đồ lót để làm ổ ấm rồi mới đẻ con, phủ lông kín cho đàn con. Có trường hợp thỏ không làm ổ mà đẻ con ra ngoài ổ đẻ. Những thỏ này không giữ lại làm giống.

3. Cấu tạo ngoài và di chuyển

3.1. Cấu tạo ngoài

Cấu tạo ngoài của thỏ

- Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao giúp giữ nhiệt và che chở cho cơ thể.

- Chi trước ngắn dùng để đào hang.

- Chi sau dài khỏe để bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh.

- Mũi thính, có ria là những lông xúc giác (xúc giác nhạy bén) phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

- Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi giúp giữ nước làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt.

- Tai thính, có vành tai dài, cử động được theo các phía giúp định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

3.2. Di chuyển

- Di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau.

- Thỏ chạy không dai sức bằng thú nhưng trong một số trường hợp vẫn thoát được nanh vuốt của con vật săn mồi vì:

+ Đường chạy của thỏ theo hình zic zac làm cho kẻ thù (chạy theo đường thẳng) bị mất đà nên không vồ được thỏ.

+ Lợi dụng khi kẻ thù bị mất đà, thỏ chạy theo một đường khác và nhanh chóng lẩn vào bụi rậm để ẩn nấp.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 93
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm