Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

Trả lời:

Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung:

+ Cơ thế có 3 phần (đầu, ngực, bụng)

+ Đầu có 1 đôi râu

+ Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

I. Lớp sâu bọ

Lớp Sâu bọ có số lượng loài lớn và có ý nghĩa thực tiễn lớn trong ngành Chân khớp.

Châu chấu thường gặp ở cánh đồng lúa. Châu chấu đại diện cho lớp Sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống.

Phân bộ Châu chấu là một đại diện thuộc lớp sâu bọ, ăn lá, với danh pháp khoa học là Caelifera thuộc bộ Cánh thẳng (Orthoptera). Trong tiếng Việt, thông thường người ta phân biệt các loài bằng hai tên gọi phổ biến nhất là châu chấu và cào cào (ngoại trừ họ Tridactylidae có bề ngoài khá giống với dế trũi, hay sống ở những nơi đất ẩm, gần ao hồ), tùy theo hình dáng bề ngoài của phần đầu là bằng hay nhọn, trong đó một số vùng gọi các loài đầu bằng là châu chấu và các loài đầu nhọn là cào cào trong khi ở một số vùng khác thì ngược lại. Tuy nhiên, đầu nhọn hay đầu bằng không là một đặc điểm để phân loại trong khoa học và vì thế trong một đơn vị phân loại cụ thể nào đó có thể có cả châu chấu lẫn cào cào. Tại nhiều khu vực trên thế giới, châu chấu còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein. Tuy nhiên, việc tiêu thụ châu chấu cần thận trọng, do chúng có thể chứa sán dây (lớp Cestoda).

II. Châu chấu

1. Cấu tạo ngoài và di chuyển

Cấu tạo ngoài

Cơ thể châu chấu có 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Châu chấu di chuyển rất linh hoạt

Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

Đặc trưng

Châu chấu có các râu gần như luôn luôn ngắn hơn phần thân (đôi khi có nhiều sợi nhỏ), cũng như cơ quan đẻ trứng ngắn. Những loài nào phát ra các âm thanh dễ dàng nghe thấy thì thông thường thực hiện điều này bằng cách cọ xát các xương đùi sau vào các cánh trước hay bụng, hoặc bằng cách bật tanh tách các cánh khi bay. Các màng thính giác, nằm ở các bên của đoạn bụng thứ nhất. Các xương đùi sau thông thường dài và to khỏe, thích hợp để nhảy. Nói chung, châu chấu có cánh, nhưng các cánh sau giống như màng trong khi các cánh trước thì dai và không phù hợp để bay. Châu chấu cái thường to hơn châu chấu đực, với cơ quan đẻ trứng ngắn.

Châu chấu cũng dễ bị nhầm lẫn với các loài muỗm trong phân bố còn lại của Orthoptera là Ensifera (bao gồm các loài dế và muỗm), nhưng chúng khác nhau ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như số các đốt trong râu của chúng và cấu trúc của cơ quan đẻ trứng, cũng như vị trí của màng thính giác và phương thức phát ra âm thanh. Các loài dế, muỗm có các râu có ít nhất 30 đốt, còn các loài châu chấu có ít hơn. Theo quan điểm tiến hóa thì Caelifera và Ensifera tách ra không sớm hơn ranh giới giữa kỷ Permi-kỷ Trias (Zeuner 1939), nghĩa là không sớm hơn 250 triệu năm trước).

2. Cấu tạo bên trong

Châu chấu có đặc điểm khác tôm như sau:

- Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

- Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.

- Hệ tuần hoàn: Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng. Hệ mạch hở.

- Hệ thần kinh: Hệ thần kinh châu chấu dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

- Bài tiết: Các tuyến nước bọt và ruột giữa tiết ra các enzym tiêu hóa. Ruột giữa tiết ra proteaza, lipaza, amylaza, invertaza, cùng một vài enzym khác. Enzym cụ thể nào được tiết ra phụ thuộc vào loại thức ăn của châu chấu.

3. Dinh dưỡng

- Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây. Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

- Khi châu chấu sống, bụng chúng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.

4. Sinh sản và phát triển

- Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục ống.

- Trứng đẻ dưới đất thành ổ.

- Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

- Châu chấu ăn thực vật, chúng phàm ăn nên rất có hại.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm