Vòng đời của ve sầu

Vòng đời của ve sầu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vòng đời của ve sầu

Trả lời:

Sau khi giao phối, ve sầu cái sẽ đào những rãnh nhỏ lên vỏ cành cây và đẻ trứng vào đó. Chúng sẽ đẻ trứng ở nhiều nơi khác nhau cho đến khi nó đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve sầu sẽ rơi xuống và đào sâu vào trong đất.

Hầu hết các loài ve sầu đều có vòng đời từ 2 đến 5 năm. Một số loài có vòng đời dài hơn nhiều như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và những loài khác đôi khi là 13 năm. Vòng đời của ve sầu dài như thế chính là một sự thích ứng để chống lại những kẻ săn mồi như loài ong bắp cày, bọ ngựa. Bởi vì các loài ăn thịt không thường xuyên xuất hiện đồng thời với ve.

Phần lớn cuộc đời của ve sầu là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu trung bình khoảng từ 30 cm – 2.5 m. Các ấu trùng ve sầu sẽ hút nhựa rễ cây và ấu trùng ve sầu đào bới rất khỏe bởi chân đôi chân trước cực kỳ mạnh mẽ.

Đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, ấu trùng ve sẽ đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó, chúng sẽ tiến hành lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve sầu trưởng thành. Xác ve sầu vẫn còn nằm đó và gắn vào vỏ cây.

Ve sầu là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè.

Đặc điểm khác biệt của Ve Sầu

Khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái “loa” làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho “bài hát” của mình. Mỗi giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau – để mời gọi ve sầu cái cùng giống.

Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng bên mình, chỉ dùng để “nghe” ve đực hát và bị dụ dỗ. Ve đực khi không hát, cũng dùng hai cái loa ấy làm “tai” nghe ngóng động tĩnh xung quanh. Một số loài ve có khả năng tạo âm thanh đến 120 dB, tiếng kêu to nhất nhì trong loài côn trùng.

Tác hại của ve sầu

Ve sầu không chỉ được biết đến bởi tiếng kêu chúng còn là tác nhân gây hại nhất cho nhà nông. Bởi trong quá trình sinh sản, ve cái sẽ đào rãnh trên thân cây làm nơi đẻ trứng. Việc này sẽ làm cho cây mất chất dinh dưỡng và chết rất nhanh.

Bên cạnh đó, loài ve cùng với tiếng kêu to khi bay vào nhà sẽ làm bạn khó chịu, và vì chúng trốn ở những nơi rất tối và sâu trong nhà nên việc tìm kiếm chúng cũng sẽ rất khó.

Vì vậy, để vừa bảo vệ cây xanh cũng như giảm sự “ảnh hưởng” của ve đến đời sống bạn có một số cách có thể áp dụng như sau:

  • Bắt ve sầu bằng biện pháp thủ công như dùng lưới, dùng tay…
  • Sử dụng một số loại thuốc xịt có tính ức chế loài ve.
  • Nếu trong nhà có thể sử dụng các loại cửa lưới nhằm hạn chế cho ve bay vào trong nhà.

Tác dụng trị bệnh của xác ve sầu

Xác ve sầu làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Xác ve sầu có dáng cong, chân quặp lại, dài khoảng 3cm. Ở lưng có một vết rạch dọc, mép cuộn vào trong – đầu thóp lại, bụng phồng to, có nhiều đốt. Thể nhẹ rỗng, màu vàng nâu bóng, sạch đất cát, dễ vụn nát. Khi dùng, cho xác ve sầu vào nước sôi, khỏa nhẹ, ngắt bỏ đầu và chân.

Theo Đông y, xác ve sầu có vị mặn, ngọt, không mùi, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, tán phong, chống viêm, tiêu thũng, thúc sỏi, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa chứng hay đau đầu, chóng mặt: xác ve sầu sao qua, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g với rượu hoặc nước ấm.

Chữa kinh phong co giật: xác ve sầu, thiên nam tinh, cam thảo, sinh khương đại táo, mỗi vị 3g; toàn yết 1,5g. Tất cả làm khô, tán bột, uống làm 2- 3 lần trong ngày.

Chữa da khô nóng ngứa: xác ve sầu, tổ ong (tầng sáp vừa thu hoạch) lượng bằng nhau, nướng qua sao vàng, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g với rượu.

Chữa cảm mạo, viêm khí quản, mất tiếng: xác ve sầu 3g, cam thảo 3g, ngưu bàng 5g, cát cánh 5g. Tất cả sắc với 40ml nước còn 100ml, uống trong ngày.

Chữa mắt có màng mộng: xác ve sầu và cúc hoa vàng lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước có hòa ít mật ong.

Chữa phù toàn thân: xác ve sầu, vỏ cây thông, rễ cây vương tùng, cành tía tô, lượng mỗi thứ bằng nhau. Nấu nước tắm hàng ngày.

Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn dùng ve sữa non để làm thuốc. Ve sữa non còn gọi là nhộng ve, là dạng ấu trùng sống ở dưới đất, có thân tròn dài, mập ú, chưa mọc cánh và chân, căng đầy sữa non, màu nâu nhạt. Khi dùng đem ve sữa tẩm bột, chiên giòn mà ăn hoặc ngâm ve vào rượu thuốc trong nhiều ngày mới uống. Ve sữa non là thuốc bổ cho mọi lứa tuổi. Đàn ông tuổi trung niên dùng ve sữa non thấy cơ thể sung mãn, tinh lực dồi dào, thần khí mạnh mẽ.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vòng đời của ve sầu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 145
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm