Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó?

Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó?

  1. Giúp cá bơi lội dễ dàng.
  2. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng.
  3. Giảm được sức cản của nước
  4. Cả A và B

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Giảm được sức cản của nước

Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio, từ cá chép trong tiếng Hy Lạp nghĩa là mắn con) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp thế giới. Chúng có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ Cá chép (Cyprinidae).

1. Đời sống của cá chép

Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (hồ, ao, ruộng, sông, suối...). Chúng ưa các vực nước lặng. Cá chép ăn tạp: Ăn giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh. Nhiệt độ cơ thể cá chép không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Cá chép là động vật biến nhiệt.

Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.

2. Cấu tạo ngoài của cá chép

- Mắt không có mí, có 2 đôi râu

- Thân hình thoi, dẹp 2 bên phủ vảy xương xếp theo ngói lợp bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có các tuyến tiết chất nhầy. Vây cá có những tia vây được căng bởi da mỏng.

- Có 2 loại vây:

+ Vây chẵn: Vây ngực và vây bụng

+ Vây lẻ: Vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi

3. Chức năng của vây cá

- Vây đuôi: Đẩy nước làm cá tiến lên.

- Vây ngực và vây bụng: Giữ thăng bằng và giúp cá bơi lên - xuống, rẽ phải - trái, bơi đứng, dừng lại.

- Vây lưng và vây hậu môn: Giúp giữ thăng bằng theo chiều dọc.

4. Các cơ quan dinh dưỡng của cá chép

4.1. Tiêu hóa

- Ống tiêu hóa gồm: Miệng - dạ dày - ruột - hậu môn

- Tuyến tiêu hóa gồm: Gan - mật - tuyến ruột

- Bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.

4.2. Hô hấp

- Cá chép hô hấp bằng mang.

- Các mang cá bám vào xương cung mang, lá mang mỏng, có nhiều mạch máu.

4.3. Tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là: Tâm nhĩ và tâm thất, nối với các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín.

- Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ bụng từ đó chuyển qua các mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu oxi, theo động mạch chủ lưng đến các mao mạch ở các cơ quan cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín.

4.4. Bài tiết

- Thận nằm giữa 2 bên cột sống, thận cá thuộc thận giữa, còn đơn giản.

- Chức năng lọc máu và thải các chất không cần thiết ra ngoài.

5. Thần kinh và giác quan của cá chép

Hệ thần kinh của cá chép hình ống, nằm ở phía lưng gồm bộ não, tủy sống, các dây thần kinh và hành khứu giác

- Cấu tạo não cá:

+ Não trước: Kém phát triển.

+ Não trung gian.

+ Não giữa: Lớn, trung khu thị giác.

+ Hành tủy: Điều khiển nội quan.

+ Tiểu não: Phát triển, phối hợp cử động phức tạp.

- Giác quan:

+ Mắt: Không có mí nên chỉ nhìn gần.

+ Mũi: Đánh hơi tìm mồi.

+ Cơ quan đường bên nhận biết áp lực tốc độ dòng nước.

6. Một số điều có thể bạn chưa biết về cá chép

Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại. Koi là giống được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường Nhật Bản. Tại một số địa phương ở Việt Nam, cá chép còn được gọi là cá gáy.

Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24°C (37,4 - 75,2°F).

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm