Vì sao giun đũa không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa khi kí sinh trong ruột non?

Vì sao giun đũa không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa khi kí sinh trong ruột non? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

Câu hỏi: Vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

  1. Vì giun đũa có lớp cutin bao bọc cơ thể
  2. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra
  3. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Lời giải:

Đáp án: A. Vì giun đũa có lớp cutin bao bọc cơ thể

Giải thích: vì lớp vỏ cutin ngoài cơ thể khiến giun đất chống lại sự tiêu hóa của ruột non, lớp vỏ này có bản chất hóa học trơ với axit, kiềm và enzim phân hủy pro.

Giun đũa (danh pháp hai phần: Ascaris lumbricoides) là một loài giun ký sinh trong ruột non người, nhất là ở trẻ em. Khoảng 1/4 dân số trên Trái Đất này bị giun đũa ký sinh, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật. Tỷ lệ người mang giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng ôn đới số người bị giun đũa ký sinh có phần giảm đi và bệnh cũng có phần nhẹ, còn ở vùng nhiệt đới thì bệnh giun đũa còn đang hoành hành, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có thể đạt chiều dài đến 35 cm. Giun đũa ở trong ruột chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của cơ thể. Chúng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong ruột người bệnh.

1. Cấu tạo ngoài

Lớp vỏ cutin bao bọc cơ thể:

+ Giúp cơ thể giun đũa căng tròn

+ Không bị tiêu hóa bởi các chất do lớp cutin có bản chất hóa học trơ với các chất khác

Phân biệt giun cái và đực:

+ Giun cái to, dài

+ Giun đực: nhỏ, ngắn và cong đuôi

2. Cấu tạo trong

Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

Di chuyển

- Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra.

- Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường ký sinh.

Dinh dưỡng

- Thức ăn di chuyển một chiều thẳng từ miệng theo chiều ống ruột đến hậu môn

- Hầu của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều

- Giun đũa thường kí sinh ở ruột non của người đặc biệt là trẻ em, gây ra tắc ruột và tắc ống mật

Sinh sản

- Giun đũa phân tính đực và cái, có hệ sinh dục dạng ống phát triển

- Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: con cái 2 ống, con đực 1 ống và dài hơn chiều dài cơ thể.

- Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200 000 trứng một ngày). Trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét.

Vòng đời giun đũa:

+ Giun đũa đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng

+ Nười ăn phải trứng giun (trong các đồ tươi sống), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu đi qua tim gan, phổi, mật rồi về lại ruột non lần thứ hai mới bắt đầu kí sinh

*Các biện pháp phòng chống:

- Nên rửa sạch, nấu chín và bóc vỏ các loại hoa quả, rau sống trước khi ăn.

- Tẩy giun định kì 2 lần mỗi năm.

- Không sử dụng phân tươi để bón các loại cây trồng.

- Không phóng uế bừa bãi.

- Rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Nên ăn bằng thìa, nĩa, đũa, không ăn bốc bằng tay.

- Có hệ thống xử lí nước thải hiệu quả.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao giun đũa không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa khi kí sinh trong ruột non? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 11
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm