Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

Câu hỏi: Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

Trả lời:

- Để xương và hệ cơ phát triển cân đối chúng ta phải:

+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí

+ Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D (vitamin D giúp chuyển hoá được canxi để tạo xương).

+ Chú ý rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức.

1. Hệ vận động là gì?

Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể của con người được phân chia làm nhiều hệ, bao gồm: Hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ miễn dịch,… Trong đó hệ vận động có tính chất bảo vệ, bao bọc lấy các cơ quan khác. Do đó, con người có thể phát triển được là nhờ sự tương tác giữa các phân hệ.

Hệ vận động là gì?

Hệ vận động bao gồm khung xương, cơ, sụn, mô mềm và mạng lưới dây chằng. Nhờ đó mà con người mới có hình dáng, sự di chuyển và trạng thái cân bằng. Hệ thống xương được liên kết với nhau là nhờ các khớp và sụn nhằm làm giảm lực ma sát.

* Phần thứ nhất: Xương

- Căn cứ vào hình dạng cấu tạo, người ta phân biệt bốn loại xương là:

+ Xương dài: cấu trúc hình ống, có mô xương xốp ở hai đầu xương, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân,… Loại xương này có nhiều nhất.

+ Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn như xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay,…

+ Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ. Loại xương này ít nhất.

+ Xương không đều (xương hình bất định): là những xương có hình thể phức tạp như xương hàm trên, xương thái dương, xương ở nền sọ.

- Hệ xương khớp này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như sau:

+ Quá trình thoái hóa, dị tật, chấn thương hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Hậu quả của nó là làm cơ thể mất sự cân bằng, khả năng vận động và biến chứng lên các cơ quan khác.

+ Mặc dù vậy, bạn hoàn toàn có thể cải thiện và tăng cường hệ vận động nhờ các bài tập luyện, chế độ dinh dưỡng khoa học. Hơn nữa, khám tổng quát định kỳ là cách nhanh nhất để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn ở hệ xương.

* Phần thứ hai: Hệ cơ

- Cơ bám vào xương, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh, cơ co làm cho xương cử động, vì vậy các cơ này gọi là cơ xương (còn gọi là cơ vân). Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ, chưa kể đến các cơ vận động nội tạng (cơ tạng hay cơ trơn) và cơ vận động tim (cơ tim). Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau: hình tấm, hình lông chim, nhiều đầu hay nhiều thân,… điển hình nhất là bắp cơ (vẫn quen gọi là con chuột) ở cánh tay có hình thoi dài.

- Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) nằm dọc theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu bắp cơ thuôn lại, dài ra thành gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to gọi là bụng cơ. Bắp cơ càng khỏe, bụng cơ càng phình làm nổi lên cơ bắp. Trong bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh, chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng sợi cơ. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và các kích thích. Mỗi sợi cơ là một tế bào cơ dài 10 – 12 cm, có màng sinh chất, chất tế bào và nhiều nhân hình bầu dục. Trong chất tế bào có nhiều tơ cơ nhỏ nằm song song. Mỗi tơ cơ gồm những đoạn màu sáng và màu sẫm nằm xen kẽ nhau tạo thành vân ngang, đó là các đĩa sáng và đĩa tối. Tơ cơ có hai loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất. Giới hạn giữa tơ cơ dày và tơ cơ mảnh giữa hai tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ).

2. Hệ vận động hoạt động như thế nào?

- Hệ vận động hoạt động dựa trên sự điều khiển của não bộ. Cụ thể, các hệ thần kinh điều khiển chuyển động của các cơ bắp để tạo ra sự chuyển động. Cụ thể, chuyển động cơ thể xảy ra khi:

+ Hệ thống thần kinh (não và các dây thần kinh) truyền thông tin để kích hoạt các cơ xương

+ Các sợi cơ co lại (căng lên) để phản ứng với thông tin

+ Khi các cơ co lại hoặc được kích hoạt sẽ kéo theo gân

+ Gân được gắn với xương, do đó, gân sẽ kéo xương và khiến các xương di chuyển

+ Để thư giãn cơ, hệ thống thần kinh sẽ gửi một thông tin khác để kích hoạt các cơ thư giãn hoặc ngừng các hoạt động

+ Cơ sẽ được thả lỏng, giải phóng sự căng thẳng và di chuyển xương đến vị trí nghỉ ngơi.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm