Chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì?
Chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì?
Câu hỏi: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì?
- Phương pháp chọn lọc.
- Phương pháp lai.
- Phương pháp gây đột biến.
- Phương pháp nuôi cấy mô.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Phương pháp chọn lọc
Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn lọc.
1. Vai trò của giống cây trồng
Vai trò của giống cây trồng là có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
2. Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng
2.1. Phương pháp chọn lọc: Chọn các cây có đặc tính tốt hơn.
2.2. Phương pháp lai: Chọn các cây lai có đặc tính tốt làm giống.
2.3. Phương pháp gây đột biến: Sử dụng tác nhân vật lí (Tia anpha, gamma) hoặc chất hóa học gây đột biến.
2.4. Phương pháp nuôi cấy mô: Tách lấy mô nuôi trong môi trường đặc biệt.
3. Cách bảo quản hạt giống cây trồng
Hạt giống tốt, nếu như không biết bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm.
Các điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:
- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh, …
- Nơi cất giữ (bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không được xâm nhập.
- Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt, độ ẩm, sâu mọt, để có biện pháp xử lí kịp thời.
- Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín. Khi bảo quản lượng lớn hạt giống người ta đựng hạt giống trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ.
- Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.
4. Mục đích, ý nghĩa của công tác sản xuất giống cây trồng
+ Sản xuất được giống mới và có khả năng sẽ vượt trội hơn các giống cũ.
+ Duy trì và củng cố được thuần chủng, sức sống, tính trạng đặc trưng, điển hình của giống cây đó.
+ Tạo ra đủ số lượng hạt giống để cung cấp cho sản xuất.
- Ý nghĩa của công tác sản xuất giống cây trồng là:
+ Tạo, sản xuất và duy trì được giống mới, hạt giống cho sản xuất.
5. Các giai đoạn sản xuất giống cây trồng
Gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng (hạt có chất lượng và độ thuần khiết rất cao) nhằm duy trì, phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Giai đoan 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng
+ Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.
6. Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn
- Năm thứ nhất: Gieo hạt siêu nguyên chủng, chọn cây ưu tú
- Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hạt. Những hạt đó là hạt siêu nguyên chủng
- Năm thứ ba: Nhân giống nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng.
- Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.