Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 64 Tập 1 Kết nối tri thức

Ngữ Văn 7 trang 64 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Tìm số từ trong các câu sau:

  1. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới
  2. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay
  3. - Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

Hướng dẫn trả lời:

Xác định các số từ có trong câu như sau:

  1. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới
  2. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay
  3. - Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

Câu 2 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây:

  1. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.
  2. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.
  3. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi

Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ

Hướng dẫn trả lời:

- Các số từ chỉ số lượng ước chừng trong câu là:

  1. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.
  2. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.
  3. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi

- Các số từ chỉ số lượng ước chừng khác: mỗi, nhiều, ít, nắm, chút, những...

- Gợi ý đặt câu như sau:

  • Mỗi ngày, Hoa đều uống một cốc nước khi vừa ngủ dậy.
  • Mẹ mua cho Hoa nhiều bút mới.
  • Cả bài toán, Hoa sai ít lỗi nhỏ thôi.
  • Hoa bốc nắm gạo ra vườn cho gà ăn.
  • Những bông hoa đung đưa theo cơn gió.

Câu 3 trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu.”, từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?

Hướng dẫn trả lời:

  • Từ "Sáu" không phải là số từ
  • Từ này được viết hoa vì đó là danh từ riêng chỉ tên một người

Câu 4 trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc.”, có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp.

Hướng dẫn trả lời:

- Gợi ý các trường hớp tương tự với kiểu từ hai chân có đôi chân:

  • hai mắt - đôi mắt
  • hai tay - đôi tay
  • hai bạn nhỏ - đôi bạn
  • hai bờ sông - đôi bờ
  • hai con gà - đôi gà...

- Sự khác nhau về nghĩa của hai trường hợp là:

  • Cụm từ có số từ (hai mắt, hai chân, hai tay...): chỉ số lượng cụ thể của sự vật
  • Cụm từ có danh từ đơn vị đôi (đôi mắt, đôi chân, đôi tay...): chỉ đặc điểm của số lượng (chẵn, chia hết cho hai) chứ không phải số lượng chính xác của sự vật. Và các từ ngữ này có thể kết hợp thêm số từ ở phía trước để tăng độ chính xác (ba đôi mắt, hai đôi bạn...)

Câu 5 trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Có những từ vốn chỉ số lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây lại mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Hướng dẫn trả lời:

HS tham khảo các thành ngữ được dùng theo cách mẫu:

Thành ngữNghĩa của số từÝ nghĩa của thành ngữ
Trăm người bán, vạn người muaTrăm và Vạn là hai con số cụ thể, trong thành ngữ này ý chỉ số lượng rất nhiều của người mua và người bán. Trong đó hai nhóm người này tương đương nhau về số lượngThành ngữ chỉ cảnh mua bán ở chợ rất đông đúc. Người bán rất nhiều mà người đi mua sắm cũng không kém. Tạo nên khung cảnh mua bán tấp nập, sòng phẳng.
Uốn lưỡi chín lần trước khi nóiTừ chín là từ chỉ số lượng cụ thể, nhưng trong câu thành ngữ ý nhắc nhở phải uốn lưỡi (suy nghĩ, kiểm tra) nhiều lần rồi mới nóiThành ngữ khuyên nhủ phải suy nghĩ cẩn thận, chín chắn, kĩ càng về nghĩa và cấu tứ câu nói của mình trước khi nói ra, vì lời nói có tác động rất lớn đến những người khác.
Kẻ tám lạng, người nửa cânTám là con số cụ thể, nhưng trong thành ngữ ý chỉ rất nhiều, không hề ítThành ngữ chỉ hai đối tượng (người hoặc vật) có đặc điểm, khả năng, vị thế... tương đương nhau, không ai thua kém ai cả, rất khó để phân thắng bại, hơn thua
Chín người, mười ýMười là số cụ thể, trong thành ngữ có nghĩa là rất nhiều ý kiến kiến khác nhauThành ngữ chỉ đa dạng, muôn hình vạn trạng của cuộc sống, mỗi người đều có ý nghĩ, sở thích, đặc điểm, phong cách riêng, không ai giống ai
Chia sẻ, đánh giá bài viết
49
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

    Xem thêm