Soạn bài Đồng dao mùa xuân lớp 7 Kết nối tri thức (Chi tiết)

Soạn bài Đồng dao mùa xuân trang 39 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Soạn bài Đồng dao mùa xuân: Trước khi đọc

Câu 1 trang 39 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là: các bài thơ được chia thành từng khổ, mỗi khổ thường có có bốn câu thơ, mỗi câu thơ có bốn tiếng

- Các bài thơ bốn chữ em biết là: Sắc màu em yêu, Hạt gạo làng ta, Kể cho bé nghe...

- Cảm xúc của em về bài thơ bốn chữ: Bài thơ Lượm (Tố Hữu) - bài thơ gợi lên trong em những cảm xúc yêu thương và kính trọng chú bé liên lạc Lượm. Tuy nhỏ tuổi và rất tinh nghịch, nhưng em đã làm được những việc vô cùng lớn lao, góp phần giải phóng đất nước. Dù em ra đi nhưng hình ảnh em sẽ sống mãi với non sông. Em sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh cậu bé liên lạc tinh nghịch, đáng yêu có đôi má đỏ bồ quân cả.

Câu 2 trang 40 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Trong tâm trí em, các anh bộ đội Cụ Hồ là những người lính vô cùng vĩ đại. Tuy xuất thân là những người dân bình thường, nhưng vì tổ quốc, vì quê hương họ đã lên đường ra chiến trận. Gác lại những ước mơ, hoài bão, gia đình để lên đường chiến đấu. Dù là hiểm nguy, mưa bom bão đạn, sự tra tấn của kẻ thù cũng không gì có thể làm họ lung lay. Đó chính là những con người kiên cường và mạnh mẽ nhất.

>> HS tham khảo thêm các đoạn văn hay khác tại: Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ

B. Soạn bài Đồng dao mùa xuân: Đọc văn bản

Theo dõi trang 40 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ.

Hướng dẫn trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: mỗi dòng thơ có bốn tiếng

- Vần thơ: sử dụng vần chân - gieo vần cách (gieo vần chân ở các câu thơ cách nhau)

- Nhịp thơ: chủ yếu ngắt nhịp 2/2

Hình dung 1 trang 40 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Hình ảnh người lính trong "những năm máu lửa".

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Người lính là một chàng trai trẻ tuổi, vẫn còn chút trẻ con, vì chưa từng yêu đương, chưa từng uống cafe vì đắng, vẫn còn thích chơi thả diều.

Hình dung 2 trang 40 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Hình ảnh người lính hi sinh, nằm lại chiến trường được miêu tả rất thơ chứ không hề tuyệt vọng. Trong cái nhìn của tác giả, người lính hi sinh là ở lại rừng xanh, ngồi dưới gốc mai vàng nở rộ mà nhớ về mùa xuân của quê hương, đất nước

C. Soạn bài Đồng dao mùa xuân: Sau khi đọc

Câu 1 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó?

Hướng dẫn trả lời:

- Bài thơ có hai khổ thơ đầu được chia theo cách đặc biệt: khổ 1 chỉ có bốn dòng, khổ 2 chỉ có 2 dòng

- Tác dụng của cách chia: số lượng dòng thơ trong 2 khổ ít hơn cấu trúc của 7 khổ còn lại, tạo sự ngắn ngủi, kết thúc đột ngột gây hụt hẫng, nuối tiếc → Từ đó, giúp khắc họa nội dung là những năm tháng khói lửa và sự ra đi đột ngột của anh bộ đội trẻ.

Câu 2 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: mỗi dòng thơ có bốn tiếng

- Vần thơ: sử dụng vần chân - gieo vần cách (gieo vần chân ở các câu thơ cách nhau)

  • lính - bình - mình
  • xanh - lành
  • lửa - nữa
  • diều - chiều
  • nhớ - rỡ
  • gian - ngàn

- Nhịp thơ: chủ yếu ngắt nhịp 2/2

Câu 3 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Em hình dung câu chuyện về cuộc đời người lính như sau:

Người lính ấy là một chàng thanh niên trẻ tuổi, vẫn còn nét trẻ con như sợ cà phê đắng, thích chơi thả diều vẫn chưa yêu ai. Nhưng khi chiến tranh nổ ra, anh vẫn dũng cảm lên đường để chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cuối cùng, anh hi sinh khi còn rất trẻ. Anh hóa thành niềm tin, ngọn lửa của hi vọng, quyết tâm cùng đồng đội chiến đấu. Anh cũng vẫn còn sống mãi trong trái tim của nhân dân, đất nước.

Câu 4 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Hãy tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính:

  • chưa một lần yêu, cà phê chưa uống, còn mê thả diều
  • anh thành ngọn lửa, bạn bè mang theo
  • anh vẫn một mình, Trường Sơn núi cũ
  • ba lo con cóc, tấm áo màu xanh, làn da sốt rét, cái cười hiền lành
  • anh ngồi lặng lẽ
  • anh ngồi rực rỡ

- Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm:

  • Có nét tinh nghịch, ngây thơ của trẻ con
  • Có sự mạnh mẽ, kiên cường, quả cảm của một người lính
  • Có sự thân thương, gần gũi của người bộ đội cụ Hồ
  • Có nét cô đơn, buồn thương của người lính đã hi sinh tuổi xuân cho độc lập tự do của đất nước

Câu 5 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

>> HS tham khảo đoạn văn mẫu tại đây: Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Câu 6 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tên bài thơ "Đồng dao mùa xuân" có nghĩa là bài hát về mùa xuân. Ở đây, là bài hát ca ngợi về mùa xuân của thiên nhiên, đồng thời ca ngợi mùa xuân độc lập, một thời đại mới của hòa bình, ấm no cho nhân dân. Hơn cả vậy, đó còn là bài hát ca ngợi những người lính, đã hi sinh tuổi xuân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc. Chính họ đã dâng hiến tuổi xuân của mình để làm nên mùa xuân của đất nước.

D. Viết kết nối với đọc: Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

>> HS tham khảo các đoạn văn hay tại đây: Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

E. Soạn bài Đồng dao mùa xuân Ngắn nhất

>> Xem bài soạn ngắn gọn nhất tại đây: Soạn văn 7 ngắn gọn: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm)

F. Nội dung bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài thơ Đồng dao mùa xuân khắc họa hình ảnh người lính trẻ dưới góc nhìn mới lạ. Những người lính ấy có dáng vẻ can trường, dũng cảm và mạnh mẽ, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Nhưng cùng với đó các anh cũng có sự ngây thơ, nghịch ngợm của lứa tuổi thiếu niên. Qua bài thơ, tác giả thể hiện sự yêu mến, kính trọng, biết ơn dành cho những người lính. Cùng với đó là sự thương tiếc, xót xa trước sự ra đi khi còn quá trẻ của những người lính ấy.

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Thực hành tiếng Việt trang 42

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Đánh giá bài viết
37 4.533
Sắp xếp theo

Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

Xem thêm