Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 48

Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 48 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Các bước Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Bước 1: Trước khi viết

- Xác định đề tài và cảm xúc:

  • Gợi ý các đề tài: nhà trường, gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước, thiên nhiên...
  • Gợi ý các cảm xúc: yêu mến, xúc động, lưu luyến, bâng khuâng, nhớ nhung, biết ơn, tự hào...

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc:

  • Đầu tiên: tìm hình ảnh để thể hiện cảm xúc đã được xác định trước đó
  • Tiếp theo: liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau, và với con người để mạch cảm xúc được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên
  • Cuối cùng: thể hiện cảm xúc của mình về các sự vật, hiện tượng đó

- Tập gieo vần: với 3 cách gieo vần cơ bản:

Vần cáchVần liềnVần hỗn hợp
Bà ngồi yên rất lâu
Bóng tạc lên vách đất
Dải khăn vuông đội đầu
Gió lọt vào phơ phất...
Còn em, em kéo xe
Chở phân ra lót ruộng
- Ái chà, con cà cuống
Bỏ ngay vào ống bơ!
Ông trăng tròn sáng t
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng t
Soi rõ sân nhà em...

Bước 2: Viết bài:

- Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn: hình dung trong tâm trí các hình ảnh nổi bật, từng để lại cho em ấn tượng sâu đậm; xác định tình cảm, cảm xúc của em về đối tượng; lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với hình ảnh và tình cảm, cảm xúc.

- Những dòng tiếp theo có thể triển khai cụ thể hơn, chẳng hạn miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, kể về đối tượng; có thể diễn đạt dưới hình thức tâm tình, trò chuyện với đối tượng,

- Sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc; sử dụng từ láy và những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,...

- Có thể kết thúc bài thơ theo nhiều cách khác nhau tạo những dòng thơ có hình ảnh ấn tượng, nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng,... để tạo dư âm trong người đọc.

Bước 3: Chỉnh sửa

Kiểm tra và đối chiếu xem bài thơ đã đáp ứng đủ các yêu cầu của bài thơ bốn chữ/ năm chữ chưa.

Yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Hình thức
nghệ thuật

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng

- Các dòng thơ bắt vần với nhau (vần liền, vần cách, vần hỗn hợp)

- Nhịp thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc

- Hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

- Biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm

Nội dung

- Tình cảm, cảm xúc của em

- Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ

Ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Trên đây là tài liệu Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 48. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, cùng các tài liệu học tập hay lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 7:

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
39
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

    Xem thêm