Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 Tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 Tập 1 Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…
Hướng dẫn trả lời:
- Các từ địa phương trong câu văn là:
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…
- Vì các từ này được dùng để chỉ người và đồ vật nhưng chỉ được sử dụng ở một số nơi tại Huế, chứ không được sử dụng phổ biến khắp nước ta
- Giải thích nghĩa các từ địa phương trong câu:
- thẫu: lọ bằng thủy tinh cổ ngắn, miệng rộng, vai ngang, dùng để đựng kẹo, mứt
- vịm: đồ đựng loại lớn bằng sành, rộng miệng, có nắp đậy dùng để đựng đồ ăn cất qua ngày (mỡ heo)
- trẹc: cái mẹt, được đan bằng tre nứa, lòng nông, hình dáng và kích thước hơi giống cái mâm
- o: từ chỉ người em gái của cha
Câu 2 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Hướng dẫn trả lời:
Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến và từ ngữ có nghĩa tương đương như sau:
Từ ngữ địa phương trong Chuyện cơm hến | Từ ngữ toàn dân có nghĩa tương đương |
lạt | nhạt |
duống | đưa xuống |
xắt | thái |
môn bạc hà | dọc mùng |
nhiêu khê | lôi thôi, phức tạp |
đậu phụng | lạc |
vịm | liễn |
trẹc | mẹt |
o | cô |
nón cời | nón cũ |
Câu 3 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Trong văn bản "Chuyện cơm hến", nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng nhiều từ địa phương của xứ Huế, nhằm tạo nên không khím sắc thái đặc trưng của Huế trong tác phẩm, đồng thời giúp tạo ấn tượng về cách nói chuyện của người Huế - tác giả của món cơm hến. Tính chất địa phương của văn bản đó đã góp phần tạo nên ấn tượng sâu đậm về vùng đât Huế, văn hóa Huế cho người đọc. Từ đó khiến cho toàn bộ văn bản thấm đẫm màu sắc Huế - làm bàn đạp cho vấn đề cần bàn luận.
Câu 4 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
mạ | mẹ |
tía | bố |
trốc cúi | đầu gối |
mô | đâu |
tê | kia |
răng | sao |
ni | này |
rứa | thế |
đọi | bát |
tru | con trâu |
chộ | thấy |
chi | gì |
nỏ | không |
bổ | ngã |
ngái | xa |
nác | nước |
su | sâu (kích thước) |
mần | làm |